Tác giả Trung Trung Đỉnh tên thật là Phạm Trung Đỉnh, nhưng vào những ngày đầu mới viết văn, tập đánh máy, ông đã đánh nhầm thành Trung Trung Đỉnh. Sau này, thấy cái tên ấy nghe cũng giòn giã và cũng là một kỷ niệm nên ông lấy luôn làm bút danh”. Sở dĩ có những dòng giới thiệu như thế, vì từ khi nhà văn Trung Trung Đỉnh về làm Giám đốc NXB Hội Nhà văn, nhiều người thấy mục “Chịu trách nhiệm xuất bản” ghi tên Phạm Trung Đỉnh chứ không phải Trung Trung Đỉnh, trong khi “hai người là một”.
Trung Trung Đỉnh viết nhiều và đã giành nhiều giải thưởng lớn. Tác phẩm của anh được ghi nhận trong lòng bạn đọc. Từ tạp chí VNQĐ anh chuyển ngành ra làm phó tổng biên tập báo Văn Nghệ và sau cùng làm giám đốc nhà xuất bản Hội Nhà Văn trước khi nghỉ hưu. Trở lại với những ám ảnh về cái ngõ trong “Chuyện tình ngõ lỗ thủng” hơn chục năm sau khi cuốn sách ra đời, tôi đã xin phép tác giả gộp nó lại cùng tiểu thuyết “Tiễn biệt những ngày buồn” để chuyển thể thành một kịch bản phim truyền hình 24 tập lấy tên là “Ngõ lỗ thủng”. Có lẽ đó là một phim dài tương đối đầy đủ về một con ngõ phố Hà Nội của thời bao cấp. Phim thành công mức nào, tôi chả nói chỉ biết sau khi phát sóng, “Ngõ lỗ thủng” nhận được giải kịch bản hay nhất năm do khán giả bình chọn. Tôi đi nhận giải mang về chiếc phong bì đựng tiền thưởng trao ở trường quay, bảo với biên kịch Đặng Diệu Hương đồng tác giả ghi mấy chữ tặng lại cho nhà văn nguyên tác Trung Trung Đỉnh. Hương nắn nót ghi vào ngoài phong bì lời đề tặng đầy kính trọng và yêu quý. Tôi đưa phong bì cho Trung Trung Đỉnh trong mâm tiệc ở một hội nghị Văn học quốc tế tổ chức ở Hồ Tây. Anh vui vẻ nhận hẹn sẽ dành để nhậu vào lúc khác. Hôm sau gọi điện hỏi phong bì bao nhiêu tiền thưởng thấy Trung Trung Đỉnh ắng đi. Tiền nào. Tiền phong bì giải hôm qua em đưa anh ở Hồ Tây ấy. À, thôi bỏ mẹ mất rồi Tiến ạ. Anh về tìm mãi không thấy chắc nó rơi đâu đó.
***
Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol…
Minh Dũng nắn nót từng nốt nhạc trên cây đàn ghitar. Từng hợp âm rung lên theo bàn tay của anh. Minh Dũng thụ hưởng từ khả năng thiên phú bởi tài năng của mẹ. Anh đã thể hiện được nghệ thuật độc đáo của âm nhạc. Bài hát “Em đi chùa Hương” được Minh Dũng thể hiện thật duyên dáng, dễ thương.
“Hôm qua em đi chùa Hương, hoa cỏ còn mờ hơi sương, cùng thầy mẹ vấn đầu soi gương! Nho nhỏ cái đuôi gà cao, em đeo dải yếm đào, quần lãnh áo the mới, tay em cầm chiếc nón quai thao, chân em đi đôi guốc cao cao…”.
Hay quá! Tiếng reo của Huỳnh Lam và Ngọc Thủy làm cho Minh Dũng ngừng tiếng hát. Tay anh vẫn còn ôm cây đàn. Minh Dũng có vẻ ngượng ngùng:
– Chỉ là múa rìu qua mắt thợ thôi. Các bạn đừng nhạo mà.
Huỳnh Lam trề môi:
– Hổng dám đâu! Ai lại không biết Minh Dũng là một thiên tài.
Ngọc Thủy phụ họa:
– Tất cả giới mộ điệu của thành phố ai cũng đều ngưỡng mộ nghệ sĩ Dạ Ngọc. Tài biểu diễn của bà thật tuyệt vời. Tiếng hát của bà thật du dương, truyền cảm, cộng thêm ngón đàn của bà nữa…
Ngọc Thủy xuýt xoa:
– Tiếng đàn của bà thật là…
Ngọc Thủy cứ thật là, thật là mãi mà không biết dùng từ gì để thệ hiện. Huỳnh Lam phải xen vào:
– Thật là kỳ diệu phải không?
Ngọe Thủy gật gù:
– Đúng! Thật là kỳ diệu. Bà đã đem âm nhạc truyền cảm tới cho biết bao trái tim khát vọng. Những bài hát mang âm hưởng dân ca của bà mới thật sâu sắc, thật đậm đà và màu sắc dân tộc đạt đến trình độ nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn, truyền cảm, mạnh mẽ.
Nghe Ngọc Thủy nói một hơi. Huỳnh Lam liếc xéo:
– Bạn nói như là đang diễn thuyết vậy sao? Nói thật đi! Có ý đồ gì đây?
Ngọc Thủy sừng sộ:
– Bạn nói thế là ý gì hả?
Huỳnh Lam tỉnh bơ:
– Thì muốn “chài” con nên cố lấy lòng mẹ đó.
Ngọc Thủy muốn ứa nước mắt vì tức:
– Bạn có thể nghĩ bạn mình như thế hả?
– Sự thật là vậy mà.
– Bạn…
Mời các bạn đón đọc Khúc Hát Mùa Đông của tác giả Trung Trung Đỉnh.