Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới

Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ khoa học trổ hoa, nhưng cũng là thế kỷ suy đồi nhất của loài người. Sự độc ác, ích kỷ, tham lam của con người lên đến tột độ. Thế kỷ hai mươi sản xuất ra nhiều tên đồ tể hơn là những vĩ nhân. Xã hội loài người sẽ đi về đâu nếu không có một tư tưởng gia vĩ đại xuất hiện làm ngọn đuốc soi đường?

Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới sẽ phô diễn một sự thực khách quan những tư tưởng gia vĩ đại của nhân loại như Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử, Socrates, Aristotle, Mohammed, Martin Luther, Galilei, Newton, Rousseau, Darwin, Karl Marx và Gandhi, cũng như sẽ phác hoạ hành trình tư tưởng con người từ Đông sang Tây và từ Cổ đến Cận Đại. Và chúng ta nhận thức rằng, đuốc văn minh luân chuyển từ Đông sang Tây và dường như sắp trở về Đông theo định luật tuần hoàn của vũ trụ.

Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới, có người là giáo chủ tôn giáo, triết gia, khoa học gia, v.v… nhưng tất cả đều có chung một tiêu chuẩn, định nghĩa và giải thích vũ trụ, nhân sinh theo sự khám phá, sáng tạo của họ để hướng dẫn, mở mắt cho loài người đến những chân trời mới mẻ huy hoàng hơn.

Thám hiểm vào Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới chúng ta thấy rằng, có một tư tưởng vĩ đại là một chuyện khó, đúc kết tư tưởng trở thành hệ thống lại càng khó khăn hơn, nhưng thực hiện tư tưởng là cả một vấn đề. Vĩ nhân là gì? Đó là người có sức mạnh tinh thần vô địch và sự đam mê tràn đầy. Họ chỉ là những con người như những con người tầm thường, nhưng khác hơn là họ vượt lên trên mọi cái tầm thường của con người để trở nên bất diệt với thời gian.

Triết gia người Đức, Nietzsche qua nhân vật Zarathoustra có nói “Đừng bao giờ giấu mặt vào cát của sự vật trên trời, mà phải ngạo mạn ngẩng đầu lên, một cái đầu trần gian sẽ sáng tạo các ý nghĩa trần gian”.

Phải chăng, Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới đáng là một quyển sách gối đầu chờ các bạn Sinh Viên Học Sinh?

ĐỖ CHÂU HUYỀN & HOÀNG TRÍ ĐỨC

***

PHẬT THÍCH CA

(560–480 TTL)

Trên thế giới ngày nay, hai tôn giáo lớn nhất là, Thiên Chúa giáo với gần 900 triệu con chiên và Phật giáo với hơn 500 triệu tín đồ.

Chúng ta nhận thấy hai tôn giáo này khác biệt nhau trên đạo lý và đối chiếu nhau giữa hai đức tin. Hai vị giáo chủ Jesus và Phật Thích Ca cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, tình thương của Thiên Chúa giáo và nhân sinh quan của Phật giáo đều đặt trên căn bản tình yêu thương vô bờ bến đối với chúng sinh cũng như cứu rỗi nhân loại bằng chính sự chịu đựng và hi sinh cao cả của hai vị giáo chủ.

Trong thế giới loài người rộng lớn và sống quây quần nhau, có nhiều điểm tương quan và tình thân hữu giữa con người với con người. Do đó, nhìn vào kinh Phật, chúng ta biết về đạo lý Phật Thích Ca, và dường như chúng ta cũng có thể nhận ra dễ dàng vài nét thấp thoáng của cá nhân Jesus. Phật là người đầu tiên và Chúa là người tiếp tục làm nảy nở thêm sự toàn mỹ của nhân loại.

Phật Thích Ca là con trai của tiểu vương dòng Sakya, thuộc giai cấp quý tộc, xếp thứ hai trong bốn giai cấp ở xã hội Ấn Độ. Phật Thích Ca có lẽ sinh vào khoảng 560 trước Thiên Chúa, và được nuôi nấng trong một gia đình quyền quý, sống trong nhung lụa suốt cả thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.

Chúng ta không thể nào nói vào thời kỳ nào mà ông bắt đầu lo nghĩ, khi lần đầu tiên, ông nhận thấy sự rỗng tuếch của thú vui ăn chơi vật chất và thắc mắc với một vấn đề về sự khổ của kiếp người. Nhưng có một điều chắc chắn là khi đứa con trai ông chào đời, Phật lúc đó vừa 29 tuổi, quyết định thay đổi tất cả lối sống của mình, và cuối cùng mang theo bên mình tư tưởng cách mạng tôn giáo ở phương Đông.

Mời các bạn đón đọc Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới của tác giả Đỗ Châu Huyền & Hoàng Trí Đức.