Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Ngày Mai, Tôi Chết, Em Tái Sinh

Trên đời có tên ngốc nào lại dám cho đi nửa tuổi thọ của mình vì một người không quen chứ?

Câu chuyện của chúng ta nói về một tên ngốc như vậy.

“Ngày mai anh chết, em tái sinh” là tác phẩm của tác giả Fujimaru, vẽ tranh minh họa do họa sĩ H2SO4 thực hiện.

Liệu trên đời có một tên ngốc tốt bụng đến quên cả bản thân, có một mụ ngốc tốt bụng chỉ biết nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình, và vận mệnh đã cho họ gặp được nhau nhưng sẽ không cho họ đến với nhau? Câu trả lời là không, thứ này chỉ có trong tiểu thuyết mà thôi.

Vận mệnh là một thứ bất công, là một tồn tại sắt đá, nó quyết định cuộc đời mỗi người theo ý nó muốn không quan tâm người đó đã cố gắng đến đâu. Nhưng vận mệnh liệu có thật hay không? Điều này tùy theo tư tưởng mõi người, nhưng theo quan niệm người viết, với nguyên tắc bất định của Heisenberg thì vận mệnh là một thứ con người sẽ không bao giờ nắm bắt được dù nó có thật hay không.

Vận mệnh là thứ ai cũng cảm nhận được nhưng đồng thời cũng không có ai cảm nhận được. Vậy thì chúng ta hãy coi nó như Chúa, Thần, Thánh vậy, một thứ để chúng ta trút toàn bộ sự biết ơn và bất mãn đối với cuộc sống này.

Nếu không, một cuộc tình đẹp như thế, người ta biết phải làm sao để bớt tiếc nuối đây?

***

Lúc đọc xong tập 1, mình khá là ức chế với tác phẩm này, ấn tượng của mình về nó là nó không tôn trọng độc giả, sử dụng một cốt truyện gây hụt hẫng để tạo sự riêng biệt, coi cảm xúc người đọc như một thứ công cụ để đùa giỡn, rằng tác phẩm đã có thể nghiêm túc hơn thế.

Cảm giác này đã lấn át đi một số thứ khác của tác phẩm, mà đọc đến tập 2 mình mới nhận ra. Giọng văn của Fujimura rất hay, cách tác giả miêu tả khung cảnh xung quanh ẩn chứa đầy hàm ý vô cùng gợi hình. Đọc những đoạn văn đó, người đọc sẽ cảm thấy như đang khám phá từng chút một một món ăn tinh tế, được hòa quyện từ nhiều vị khác nhau, vui buồn tức tối, chua cay mặn ngọt đủ cả. Hay đơn giản hơn, đó là cảm giác thành tựu khi mình nhận ra những thứ mà nhiều người khác không nhận ra được.

Nói ra hơi ngại nhưng điểm bên trên là mặt tốt duy nhất mình thấy ở tác phẩm này. Nhưng thế là đủ rồi, một tác phẩm chỉ cần gây ấn tượng đủ sâu trong một mặt nào đó đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hơn xa những tác phẩm nửa vời, mặt nào cũng chỉ khá.

Họa sĩ H2SO4 thì đúng theo cái tên của mình, rất toxic. Ai nghía hết mấy bộ họa sĩ này vẽ sẽ thấy có một điểm yếu, đó là chân tay nhân vật còi cọc đến phát sợ. Cơ mà nét vẽ đẹp và có chất riêng của mình. Ít ra mình nhìn vào và nhận ra được đó là H2SO4 chứ không như nhiều họa sĩ bây giờ, nét vẽ cứ na ná nhau.

***

Nếu ở đây không phải một nửa tuổi thọ mà là tính mạng, liệu Akitsuki có nguyên ý từ bỏ cuộc sống vì một người cậu không quen? Câu trả lời có lẽ là không rồi, cậu ta còn gia đình của mình, nếu cậu ta sẵn sàng từ bỏ mạng sống vì người lạ thì đây không còn là phạm trù tốt bụng nữa.

Sau câu chuyện Hikari không phải người lạ nữa. Thế nên mình đoán chắc cuối truyện sẽ là câu hỏi.

“Cậu đồng ý đánh đổi tính mạng mình vì cô ấy chứ?”

Mình sẽ đợi cho tới câu hỏi đó, nếu câu hỏi này mà không có thì mình hơi buồn đấy.

Mời các bạn đón đọc Ngày Mai, Tôi Chết, Em Tái Sinh (Ashita, Boku wa Shinu. Kimi wa Ikikaeru) của tác giả Maru Fuji.