Những ngọn cờ trên tháp là một cuốn tiểu thuyết tâm lý giáo dục của nhà văn Anton Makarenko, ra đời năm 1938.
Trong tác phẩm "Bài ca sư phạm" vấn đề hấp dẫn tôi là miêu tả con người trong tập thể thế nào, miêu tả sự đấu tranh với bản thân của con người thế nào, cuộc đấu tranh đó gay gắt nhiều hay ít. Trong tác phẩm "Những ngọn cờ trên tháp", tôi đặt cho mình mục đích hoàn toàn khác. Tôi muốn miêu tả chính tập thể tuyệt vời mà tôi được vinh dự làm việc ở đó, miêu tả các phong trào nội bộ của nó, số phận của nó, môi trường xung quanh nó.
***
Anton Semyonovich Makarenko (tiếng Nga: Анто́н Семёнович Мака́ренко , Tiếng Ukraina: Анто́н Семе́нович Макаре́нко , 13 tháng 1 năm 1888 - 1 tháng 4 năm 1939) là một nhà giáo dục, nhân viên xã hội và nhà văn Liên Xô, nhà lý luận giáo dục có ảnh hưởng nhất ở Liên Xô, người đã thúc đẩy các ý tưởng và nguyên tắc dân chủ trong lý thuyết và thực hành giáo dục. Là một trong những người sáng lập sư phạm Liên Xô, ông đã xây dựng lý thuyết và phương pháp giáo dục trong các tập thể trẻ tự quản và đưa khái niệm lao động sản xuất vào hệ thống giáo dục. Makarenko thường được coi là một trong những nhà giáo dục vĩ đại của thế giới, và sách của ông đã được xuất bản ở nhiều nước.
Sau cuộc Cách mạng Nga, ông đã thành lập các trại trẻ mồ côi tự hỗ trợ cho trẻ em lang thang - bao gồm cả tội phạm vị thành niên - bị bỏ rơi mồ côi do Nội chiến Nga. Trong số các cơ sở này có Thuộc địa Gorky và sau đó là xã lao động Dzerzhinsky ở Kharkov, nơi sản xuất máy ảnh của Fed. Makarenko đã viết một vài cuốn sách, trong đó Bài thơ sư phạm (еееееее ее), một câu chuyện hư cấu về Thuộc địa Gorky, đặc biệt phổ biến ở Liên Xô. Năm 1955, một bộ phim có tựa đề tiếng Anh Road to Life đã được sản xuất.
***
Chuyện này bắt đầu vào thời kỳ cuối kế hoạch năm năm lần thứ nhất.
Mùa đông chỉ còn để lại những lớp băng mỏng đang lần tránh ánh mặt trời dưới mọi thứ rác rưởi: những cọng rơm, những váng bùn và những lớp phân khô. Lớp đá cuội đã mòn trải ngoài sân ga đang được sưởi ấm dưới ánh nắng, lớp đất bám quanh các viên đá cuội cũng đang khô dần và mỗi lần có bánh xe đi qua đã thấy tung lên những làn bụi mới. Giữa quảng trường là một mảnh vườn hoang. Mùa hè các bụi cây trong vườn này cũng đâm chồi nảy lá, nhưng giờ đây, cũng như toàn cảnh thiên nhiên, khu vườn trông thật bẩn thỉu, những cành cây trơ trụi run rẩy, tựa hồ như bây giờ không phải mùa xuân, mà đang là mùa thu vậy. Từ quảng trường vào thị trấn có một con đường lát đá. Thị trấn nhỏ bé, nó tình cờ được ghi tên trên bản đồ địa lý. Có lẽ nhiều người không biết tên thị trấn này, nếu họ không phải chuyển tàu ở cái ga phụ mang tên thị trấn.
Trên quảng trường có vài hàng quán. Phía bên là bưu điện, ngoài cửa có tấm biển màu vàng chóe. Cạnh đó có hai con ngựa gầy nhom đang rầu rĩ, chúng bị thắng vào một cỗ xe song mã chở khách đã rệu rã. Người đi lại trên quảng trường thưa thớt, phần lớn chỉ là những nhân viên đường sắt, tay xách đèn chai, những cuộn dây thừng và những chiếc va-li bằng gỗ dán. Khách chờ tàu là mấy bác nông dân, đang ngồi dưới đất cạnh tường nhà ga để sưởi nắng.
Cách mấy người này một quãng là chú bé Va-ni-a Gan-tsen-cô trạc mười hai tuổi đang ngồi thu lu một mình. Chú buồn bã ngồi bên cạnh cái kệ để chân đánh giày của mình, hấp háy mắt dưới ánh nắng. Cái kệ của chú rất đơn giản, làm bằng mấy mảnh gỗ ghép lại, nhìn qua cũng biết là Va-ni-a tự tay làm lấy. Còn đồ lề của chú cũng chẳng có bao nhiêu.
…
Mời các bạn đón đọc Những Ngọn Cờ Trên Tháp của tác giả Anton Makarenko.