Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Phong Trào Đại Đông Du - Phương Hữu

Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu

Đầu thế kỷ 20, Pháp đã hầu như hoàn thành quá trình bình định Việt Nam, dẹp yên các cuộc nổi dậy đòi độc lập trong nước. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám chỉ còn hoạt động ở diện hẹp (bị dập tắt vào năm 1913).

Năm 1903, Phan Bội Châu, một sĩ phu yêu nước người Nghệ An, bắt đầu đi vào Nam ra Bắc để liên hệ và để thành lập một tổ chức cách mạng.

Đầu năm 1904, sau khi từ Nam Kỳ về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội.

Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước. Còn Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân…đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của hội.

Sau khi bàn bạc, hội nghị thành lập hội đã đề ra ba nhiệm trước mắt, đó là: *Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính.

Xúc tiến chuẩn bị bạo động và các công việc khác sau khi khởi phát bạo động.
Xác định phương châm ra nước ngoài cầu viện, và cách thức tiến hành.
Hai khoản trên giao cho toàn thể hội viên đảm đương, còn khoản thứ ba thì ủy thác cho Nguyễn Thành và Phan Bội Châu bàn kín rồi thực hiện, các hội viên khác không được biết.

Và theo Nguyễn Hàm, thì nước Tàu hiện nay quốc thể đã suy hèn, cứu mình không xong thì cứu được ai. Duy nước Nhật Bản là một nước tân tiến ở trong nòi giống da vàng mới đánh được Nga, dã tâm đang hăng lắm. Tới đó, đem hết lợi hại tỏ với nó, tất nó ứng viện cho ta. Nếu nó không xuất binh nữa mà (ta tới) mướn tư lương mua khí giới, tất có thể dễ lắm…[1] Sau đó, việc sang Nhật Bản cầu viện đã được đông đảo hội viên tán thành.

***

Năm 1905, nước Nhựt đại thắng quân-đội của Nga Hoàng Tsar Nicolas II ở cửa Lữ-Thuận và cửa biển Đối-Mã làm chấn động dư-luận hoàn-cầu, và như một tiếng còi báo-động đánh thức hết thảy các dân-tộc ở Á-Châu, nhất là dân-tộc Việt-Nam.

Tinh-thần quốc-gia Việt-Nam bộc phát một cách mạnh mẽ. Tức thì Phong-trào Đông-Du hay Đông-độ cũng thành lập vào hồi nầy.

Nguyên trong cuộc Nhựt-Nga chiến-tranh cũng có một số người Việt-Nam gia-nhập trong đạo quân chinh Nga của Minh-trị thiên-hoàng như cụ Nguyễn-Thuật, tức Tán-Thuật cha vợ ông Tôn-thất-Thuyết và cũng có một số người Việt-Nam được chứng-kiến sự thắng trận của Nhựt như cụ Tăng-bạt-Hổ.

Trong một bữa tiệc « ca khúc khải-hoàn » do vua Minh-trị tổ chức khao tướng-sĩ, có cả cụ Tán-Thuật tham-dự, khi vua Nhựt ban rượu, cụ Tán-Thuật nưng chén rượu, khóc trước vua Nhựt, yêu-cầu Ngài giúp đỡ trong công cuộc phục quốc nên trong bài ca Á tế Á của cụ có những câu :

Thân phiêu bạc đã đành vô lại

Bấy nhiêu năm Thượng-hải, Hoành-Tân.

Chinh-Nga nhân buổi hoàn quân,

Tủi mình bô há theo chưn khải hoàn.

Nâng chén rượu ơn ban hạ tiệp,

Gạt hàng châu khép nép quì tâu,

Trời Nam mù mịt ngàn dâu,

Gió thu như thổi dạ sầu năm canh…

Có người kể lại, sau đó cụ Tán-Thuật và cụ Tăng-bạt-Hổ cùng hội-đàm với nhau nhiều lần ở bên Nhựt, quyết định về đem thanh-niên Việt-Nam qua Nhựt học, và chờ có cơ hội thuận tiện sẽ vận-động với Nhựt-hoàng và các chánh khách bên Nhựt ủng-hộ, lập một đạo binh Hải-ngoại về phục quốc. Ý-kiến của hai nhà ái-quốc Việt-Nam đã nhứt định là nhờ ở Nhựt để mưu đồ đại sự và muốn tự cường là phải noi gương người Nhựt :

Gương Nhựt-bổn đất Á đông,

Muốn khôn ta phải soi chung kẻo nhầm.

Qua năm 1906, cụ Tăng ở Nhựt về nước lo cổ-động và tuyên-truyền trong đám thanh-niên hữu-chí với quốc-gia. Ở Huế, ít lâu, vào khoảng cuối năm 1906 cụ Tăng ăn mặc giả thầy đồ Nghệ ra Bắc kiếm chỗ dạy học và làm thuốc.

Sau khi giao dịch với sĩ-phu Bắc-Hà, cụ biết một thanh-niên có chí-khí là Nguyễn-Quyền hiện đương làm Huấn-đạo ở tỉnh Lạng-Sơn, cụ liền lên kiếm nhà vị học quan trẻ tuổi nầy, trước là lấy chỗ ẩn-thân chắc-chắn để làm việc, sau là ở đấy vốn gần biên-giới Tàu, nếu động có thể dễ bề lẻn trốn.

Cụ xin trọ ở nhà cụ Huấn Quyền giả danh làm thuốc kiếm ăn. Cụ Huấn vẫn tưởng ông đồ Nghệ nghèo làm thuốc thiệt tình. Sau biết rõ nhân-phẩm chủ nhà, nhân trong một cuộc đối ẩm, cụ nói rõ cụ là Tăng-bạt-Hổ và kể cho cụ Huấn nghe những thành-tích Minh-trị duy tân của nước Nhựt và chuyện thầy trò Khương, Lương kêu gào, biến pháp bên Tàu ra thế nào.

Cụ Huấn nghe chuyện hàng xóm trong lòng phấn phát và sau nầy xin nghỉ phép một năm vận-động mở ra trường Đông-kinh nghĩa-thục, phổ-thông nền tân học bằng quốc-văn mà không lấy học-phí, trái lại còn nuôi cơm cho học-sinh nghèo.

Mời các bạn đón đọc Phong trào Đại Đông Du của tác giả Phương Hữu.