Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Anh Hùng Bắc Cương - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh hùng Bắc-cương nối tiếp giai đoạn 2, gồm 4 quyển, 40 hồi từ hồi thứ 61 đến hồi thứ 100, mang tên Anh Hùng Bắc Cương. Bắt đầu đi vào giai đoạn hùng tráng. Nguyên giữa biên giới Hoa-Việt có 207 bộ tộc ít người, gồm các giống Thái, Nùng, Mèo, Lô-lô v.v. đó là di tích của chế độ Lạc-hầu, Lạc-tướng thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng còn sót lại, sử gọi họ là Anh Hùng Bắc Cương. Vì theo chế độ cha truyền con nối, nên các động trưởng, trang trưởng có nhiều quyền hành. Các trang động này như hàng rào bảo vệ Đại-Việt. Khi quân Trung-quốc muốn đánh Đại-Việt, thì phải chiếm được các trang động này trước. Khi chiếm được các trang động này, thì dễ dàng chiếm vùng đồng bằng, đe dọa thủ đô Thăng-long. Vì triều Tống, khi thì đe dọa, khi thì lôi kéo, đem chức tước ra dụ dỗ các động trưởng, châu trưởng về với họ. Nhưng các trang động này cùng Anh Hùng Tiêu Sơn liên kết, lúc nào cũng trung thành với Đại-Việt. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra như thế nào?

Phương pháp nấu rượu cúc, rượu tăm, rượu tắc kè.

***

Bộ Tiểu thuyết Kiếm hiệp Lịch sử của tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ được viết theo thứ tự như bên dưới để bạn đọc dễ theo dõi.

Các bộ lịch sử tiểu thuyết của Yên-tử cư sĩ được chia ra làm các thời đại:

1. Thời đại Lĩnh Nam (39-43 sau Tây-lịch)

2.Thời đại Tiêu Sơn (1010-1225)

3. Thời đại Đông A.

***

Trước khi vào truyện

1. Quý độc giả đã đọc Anh-hùng Tiêu-sơn giai đoạn một, mang tên Thầy tăng mở nước. Thấy tăng mở nước không phải là tên mới, vì đã xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ mười hai, để chỉ chư vị tăng ni hồi đó biến đổi Phật-giáo từ Ấn-độ, Trung-quốc qua, thành một Phật-giáo dân tộc. Nhân ở hoàn cảnh mất nước lâu dài trong gần nghìn năm, các ngài đã lồng đạo pháp đức Thế-tôn với chủ đạo tộc Việt thời vua Hùng, vua An-Dương vua Trưng làm một. Bởi vậy mới có câu:

Đạo pháp bất dị quốc đạo".

Vì nước mất đã lâu, nay các ngài dựng lại được, nên người đương thời dùng câu Thầy tăng mở nước để ghi nhớ công ơn.

Đạo-pháp, dân tộc là một không có nghĩa toàn thể tộc Việt phải sống trong đạo Phật, mà có nghĩa: Đem đạo pháp của đức Thế-Tôn ra giúp dân tộc. Đem đức từ bi, hỷ xả làm căn bản trong việc trị dân.

Giai đoạn hai, chỉ rõ một Phật-tử trong ngôi vị hoàng đế, đem đạo pháp ra trị nước, làm cho dân chúng ấm no, sung sướng như thời vua Hùng, vua Trưng. So sánh với Trung-nguyên bấy giờ hoàn toàn dùng Nho, khác hẳn. Thế nhưng không có ma sao có Phật? Bởi vậy trong triều Thuận-Thiên hoàng đế (Lý Thái-tổ) quên ăn, quên ngủ lo cho dân, thì ma qủi hiện ra dưới lớp Hồng-thiết giáo. Lại có những con ma, con quỷ đội lốt tăng ni như Nguyên-Hạnh, Hoàng-Liên, Thạch-Phụng.

2. Đến giai đoạn ba thời đại Tiêu-sơn biến sang một nét mới, thuật công cuộc phòng ngự biên cương phía Bắc của 207 khê động, tức các bộ lạc dân tộc thiểu số. Suốt mấy nghìn năm, cho đến nay, các khê động như hàng rào, bảo vệ Bắc-cương Đại-Việt.

Vào thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, lãnh thổ nước ta tới hồ Động-đình. Riêng lĩnh địa quận Giao-chỉ gồm lưu vực sông Hồng tức Bắc-Việt ngày nay và vùng lưu vực sông Tả-giang, Hữu-giang tức vùng Nam Trung-quốc như : Lộc-xuân, Nguyên-dương, Khâu-bắc, Văn-sơn, Phú-định (thuộc Vân-Nam). Một phần phía Tây-Nam sông Tả-giang như Điền-lâm, Bách-sắc, Điền-dương, Điền-Đông, Sùng-tả, Bồ-Bắc, Nhạc-xuyên thuộc Quảng-Tây.(1)

Những năm 1981-1982-1983 khi công tác cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaceutique, viết tắt là CEP), Ủy-ban trao đổi Y-học Pháp-Hoa (Comité Médical Franco-Chinois, viết tắt là CMFC) du hành sưu khảo trong các vùng trên, tôi đã được phỏng vấn trước sau gần năm mươi giòng họ trong vùng này. Có tới bốn mươi ba giòng cho biết gia phả chép rằng, tổ tiên họ vào thời Tống còn là người Việt. Tôi cũng mò mẫm vào bảo tàng viện địa phương, cơ quan bảo tồn di tích cấp xã để nghiên cứu về kết quả những cuộc khai quật trong các vùng nói trên.

Mời các bạn đón đọc Anh Hùng Bắc Cương của tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.