Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Cái Tôi Và Cái Nó - Sigmund Freud

Cái Tôi Và Cái Nó là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 – đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức – được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) – không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn. Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trong quan niệm của Freud về bộ máy tâm trí, khái niệm sự xung đột giữ một vị trí cũng quan trọng như vị trí ông dành cho khái niệm Vô thức (và nhất là cho sự dồn nén) hay khái niệm tính dục. Nó là nguyên nhân chính gây ra những nguồn đau khổ của con người. Chúng ta gặp điều này ngay từ những bài viết đầu tiên với các khái niệm “sự kiểm duyệt”, “sự kháng cự”. Sự xung đột này tồn tại cả giữa các sức mạnh khuấy đảo trong bộ máy tâm trí lẫn giữa các cấp khác nhau, những cấp tổ chức bộ máy tâm trí. Chúng ta thấy nó (xung đột) ở mọi nơi: giữa cái ý thức và cái vô thức, giữa nguyên tắc khoái cảm và nguyên tắc thực tế, giữa ham muốn và điều cấm, giữa thực tế bên trong và thế giới bên ngoài, và cuối cùng là giữa cái Tôi, cái Siêu-Tôi và cái giống như những gì tiểu luận này sẽ trình bày.

Tác giả Sigmund Freud là một nhà phân tâm học người Áo được biết tới nhiều nhất bởi đóng góp vào sự phát triển của cả lý thuyết và thực hành các kỹ thuật phân tích tâm lý. Freud đồng thời được xem là cha đẻ của phân tâm học - môn khoa học nghiên cứu về phần vô thức của con người, khiến cho nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của việc chữa bệnh tâm thần theo cách truyền thống. Tới ngày hôm nay, cuộc tranh luận về lý thuyết phân tâm học vẫn chưa ngã ngũ, có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít những kẻ phản đối kịch liệt. Được xem như một môn khoa học chính thống của thế kỷ 19, phân tâm học trước hết đi tìm hiểu những hành vi điên loạn, thoạt đầu các nhà phân tâm học sẽ hỏi về những giấc mơ của bệnh nhân và sau cùng là các cơ chế tâm lý xây dựng từ lúc bé cho tới lúc trưởng thành. Được đào tạo như một nhà khoa học, Freud trở thành bác sĩ vào năm 1882, ông quan tâm tới thôi miên và phát triển các ý tưởng đột phá trong chữa trị tâm thần từ khoảng 1890. Vào năm 1933, các tác phẩm của ông bị đốt hết dưới chính quyền Nazi, và Freud phải rời bỏ Áo tới London vào năm 1938, nơi ông mất ngay sau đó một năm.

***

Sigmund Freud là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.

Trong thời gian học y khoa, ông tỏ rất rõ quan tâm của mình đến sinh lý y khoa và sớm có những công trình nghiên cứu về sinh lý rất quan trọng, mặc dù ông còn rất trẻ. Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện sinh lý nổi tiếng của Ernst Brücke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần kinh.

Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa. Nhưng bản thân Freud, ông chưa bao giờ cho mình là thầy thuốc thực hành, và trong giai đoạn này, Freud luôn tìm kiếm cho mình một hướng đi sâu hơn về sinh lý học y khoa, và ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại viện sinh lý cho đến khi ông đính hôn.

Năm 1882, Freud gặp và yêu, rồi đính hôn với Martha Bernay, một cô gái nhỏ bé, thông minh, xuất thân từ một gia đình có truyền thống trí thức và văn hóa Do Thái. Điều kiện làm việc tại viện sinh lý không cho phép Freud có thể lo lắng cho cả một gia đình dù đó là một gia đình nhỏ. Nếu muốn cưới vợ, ông phải có thu nhập thêm, vì vậy ông quyết định bỏ việc tại viện sinh lý, và đến làm việc tại bệnh viện đa khoa Wien.

Freud, cũng như những nhà thần kinh học khác, đã tìm đến bệnh viện của Charcot. Chính tài năng, tri thức cùng uy tín của Charcot đã mang lại nhiệt tình cho Freud. Trong một lá thư ông gửi cho Martha - người vợ chưa cưới của mình, ông viết: "Không có người nào từng tác động nhiều đến anh như vậy". Ông đã dịch các bài viết của Charcot sang tiếng Đức. Và chính Charcot đã làm Freud quan tâm đặc biệt đến bệnh học tâm lý. Ông cũng treo bức tranh khắc của André Brouillet "Bài học lâm sàng của bác sĩ Charcot" tại phòng khám của mình ở số 19 phố Berggasse, người con trai đầu lòng chào đời năm 1889 cũng được ông đặt tên là Jean Martin để tôn vinh người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc về sau, Freud vẫn hay trích dẫn câu nói của Charcot: "Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại", để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán.

Freud đã được trao Giải Goethe năm 1930.

Tác phẩm:

***

Trong chương giới thiệu này không có gì mới để nói, và sẽ không thể nào tránh lập lại những gì đã thường được nói trước đây.

Việc phân chia tâm thần vào thành những gì là hữu thức và những gì là vô thức [1] là tiền đề nền tảng của phân tích tâm lý [2]; và nó một mình làm khả hữu cho phân tích tâm lý để hiểu những tiến trình bệnh lý trong đời sống tinh thần, vốn chúng cũng phổ biến như chúng là quan trọng, và để tìm một chỗ cho chúng trong cấu trúc cơ bản của khoa học. Nói về nó một lần nữa trong một lối khác: phân tích tâm lý không thể đặt định bản thể của tâm thần trong hữu thức, nhưng bị buộc phải xem tính hữu thức như là một phẩm tính của tâm thần, vốn có thể hiện diện cộng thêm với những phẩm tính khác, hoặc có thể vắng mặt.

Nếu tôi có thể giả sử rằng mọi người quan tâm đến tâm lý học sẽ đọc cuốn sách này, tôi cũng nên sửa soạn để tìm thấy rằng tại điểm này, một vài người đọc của tôi đã sớm bỏ cuộc dừng lại rồi, và sẽ không đi xa hơn nũa; vì ở đây chúng ta có khẩu hiệu đặc thù đầu tiên của khoa phân tích tâm lý. Đối với hầu hết mọi người, những người đã được giáo dục trong triết học, ý tưởng về bất cứ điều gì thuộc tâm thần mà lại cũng không có ý thức, thì hết sức không thể mường tượng được khiến với họ nó có vẻ phi lý, và có thể phản bác chỉ đơn thuần bằng lôgích. Tôi tin điều này là chỉ vì họ chưa bao giờ nghiên cứu những hiện tượng liên quan đến sự thôi miên và những giấc mơ – hoàn toàn ngoài những biểu hiện bệnh lý – vốn tất yếu đi đến quan điểm này. Tâm lý học về hữu thức của họ không có khả năng giải quyết những vấn đề của những giấc mơ và của thôi miên.

Mời các bạn đón đọc Cái Tôi Và Cái Nó của tác giả Sigmund Freud.