Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Phân Tâm Học Nhập Môn - Sigmund Freud

“Đối với người đời, do sự phổ biến học thuyết này, Freud đã nổi bật lên như một kẻ phá bĩnh vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Ông đã biến đổi sự giễu cợt và niềm vui của con người thành các hiện tượng dồn nén, bí hiểm và sầu thảm, tìm thấy hằn thù trong nguồn gốc yêu thương, ác ý trong lòng sự âu yếm…" Tuy nhiên nhờ Freud mà ngày nay người ta đã có những ý nghĩ rất khác nhau về chính mình…

Trong tất cả các ngành khoa học, người ta thường thừa nhận tâm lý học là một môn khoa học bí hiểm và tối tăm nhất, và khó có thể chứng minh bằng khoa học hơn bất cứ bộ môn nào khác. Bản chất của những sự vật ở đây luôn luôn có sự hư hư thực thực và sự bất ngờ, vì nhà tâm lý học phải nghiên cứu về một hiện tượng tự nhiên bí mật nhất, đó là cuộc sống tâm lý của con người. Một lý thuyết hóa học hay vật lý có thể được chứng minh hay bác bỏ những phương pháp kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, nhưng đối với giá trị của một lý thuyết tâm lý học, rất có thể không sao chứng minh được một cách minh bạch, cho nên nhiều cuộc tranh luận bão táp đã nổi lên xung quanh Sigmund Freud và khoa phân tâm học suốt sáu chục năm ròng.

Dầu sao, có thể chứng minh được hay không thì học thuyết của Sigmund Freud cũng đã có một ảnh hưởng vô song đối với tư duy hiện đại. Ngay Einstein cũng không kích thích trí tưởng tượng hay thâm nhập vào đời sống của người đương thời bằng Sigmund Freud. Nhờ tìm tòi nghiên cứu những thứ chưa bao giờ ai hiểu biết về trí não con người mà Sigmund Freud đã đưa ra được những ý tưởng và những từ ngữ mà ngày nay đã chan hòa vào cuộc sống thường nhật của chúng ta. Thực vậy, tất cả mọi lĩnh vực tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học và những môn học về xã hội hay cá nhân khác đều chịu ảnh hưởng của học thuyết Sigmund Freud.

Một nhà tâm thần học Hoa kỳ nổi tiếng là Frederic Wertham đã đứng trên một quan điểm khác để nhận định về trường hợp của Freud như sau:

“Phải thừa nhận rằng ngoài một số lớn sự kiện bệnh lý của các bệnh nhân mà ông quan sát được, Freud đã đem lại ba thay đổi cơ bản trên con đường nghiên cứu về nhân cách và tâm thần bệnh lý. Điều thứ nhất là ít ra ông đã nói về những phương pháp tâm lý và đã suy từ những phương pháp ấy với cách lý luận của khoa học tự nhiên. Điều đó chỉ thực hiện được khi mà Freud đưa ra khái niệm thực tế về cõi vô thức và những phương pháp thực tiễn để khảo sát nó. Điều thứ hai là Freud đã tìm ra một khía cạnh mới cho môn tâm thần bệnh lý học. Đó là tuổi thơ. Trước Freud, khoa tâm thần bệnh học đã chữa trị theo cách coi mỗi bệnh nhân như một Adam, con người chưa bao giờ sống qua tuổi thơ. Điều thứ ba, ông đã mở đầu sự hiểu biết về sự di truyền của tính dục. Phát hiện thực sự của ông ở đây là bản năng tính dục ở dạng tiềm ẩn nhiều hơn là trẻ con có đời sống tính dục”.

Một sự đánh giá tương tự đã được A.G.Tansley diễn tả trong bài kỷ niệm Freud viết cho Hội Khoa học Hoàng gia Luân đôn:

“Tính cách mạng trong những kết luận của Freud sẽ trở thành dễ hiểu nếu chúng ta nhớ lại rằng ông đã thám hiểm một lĩnh vực hoàn toàn chưa ai thám hiểm, lĩnh vực của trí não con người mà trước ông chưa ai bước vào. Những hiện tượng rõ rệt của lĩnh vực trí não này, vốn bị coi là không thể giải thích đựơc hay bị coi như là những thác loạn thần kinh, hoặc bị bỏ qua vì những hiện tượng này thuộc về những cấm kỵ nghiêm khắc nhất của con người. Sự tồn tại của lĩnh vực này trước kia không được thừa nhận. Freud buộc lòng phải khẳng định cõi vô thức của trí não là có thực để rồi cố gắng thám hiểm, khám phá miền đất đó ”.

Sau đó, Winfred Overholser đã nhận định: “Có nhiều lý do để nói rằng từ một năm nay Freud được đặt ngang hàng với Copernicus và Newton và là một trong những vĩ nhân đã mở ra những chân trời mới cho tư tưởng con người. Một điều chắc chắn là ở thời đại chúng ta chưa ai lại đem nhiều ánh sáng dọi vào sự hoạt động trí não của con người nhiều bằng Freud”.

Những tháng cuối cùng trong cuộc đời dài dằng dặc của Freud đã diễn ra trong tình trạng lưu đày. Sau khi Đức quốc xã chiếm đóng nước áo, ông buộc phải rời Vienna vào năm 1938. Nước Anh chấp nhận ông cư ngụ, nhưng chưa được một năm sau thì ông đã mất vì bệnh ung thư miệng, vào khoảng tháng chín năm 1939.

***

Là một trong những công trình nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi nhất của vị bác sĩ thần kinh người Áo gốc Do Thái Sigmund Freud. Mang tính dẫn nhập về phân tâm học, một học thuyết gây nhiều tranh cãi ngay từ thời điểm ra đời (cuối thế kỷ XIX), cuốn sách tập hợp 28 bài giảng của Freud, bao gồm những tri thức và cách tiếp cận căn bản của phân tâm học xung quanh các vấn đề vô thức, những giấc mơ, và các trạng thái bệnh lý thần kinh của con người. Qua công trình này, Freud củng cố và xác lập một phương pháp độc đáo trong nghiên cứu và trị liệu bệnh loạn thần kinh mà ông sáng tạo nên: trị bệnh thông qua thăm dò cõi vô thức của con người.

Trong thời gian học y khoa, ông tỏ rất rõ quan tâm của mình đến sinh lý y khoa và sớm có những công trình nghiên cứu về sinh lý rất quan trọng, mặc dù ông còn rất trẻ. Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện sinh lý nổi tiếng của Ernst Brücke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần kinh.

Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa. Nhưng bản thân Freud, ông chưa bao giờ cho mình là thầy thuốc thực hành, và trong giai đoạn này, Freud luôn tìm kiếm cho mình một hướng đi sâu hơn về sinh lý học y khoa, và ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại viện sinh lý cho đến khi ông đính hôn.

Năm 1882, Freud gặp và yêu, rồi đính hôn với Martha Bernay, một cô gái nhỏ bé, thông minh, xuất thân từ một gia đình có truyền thống trí thức và văn hóa Do Thái. Điều kiện làm việc tại viện sinh lý không cho phép Freud có thể lo lắng cho cả một gia đình dù đó là một gia đình nhỏ. Nếu muốn cưới vợ, ông phải có thu nhập thêm, vì vậy ông quyết định bỏ việc tại viện sinh lý, và đến làm việc tại bệnh viện đa khoa Wien.

Freud, cũng như những nhà thần kinh học khác, đã tìm đến bệnh viện của Charcot. Chính tài năng, tri thức cùng uy tín của Charcot đã mang lại nhiệt tình cho Freud. Trong một lá thư ông gửi cho Martha - người vợ chưa cưới của mình, ông viết: "Không có người nào từng tác động nhiều đến anh như vậy". Ông đã dịch các bài viết của Charcot sang tiếng Đức. Và chính Charcot đã làm Freud quan tâm đặc biệt đến bệnh học tâm lý. Ông cũng treo bức tranh khắc của André Brouillet "Bài học lâm sàng của bác sĩ Charcot" tại phòng khám của mình ở số 19 phố Berggasse, người con trai đầu lòng chào đời năm 1889 cũng được ông đặt tên là Jean Martin để tôn vinh người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc về sau, Freud vẫn hay trích dẫn câu nói của Charcot: "Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại", để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán.

Freud đã được trao Giải Goethe năm 1930.

Tác phẩm:

***

Không biết bao nhiêu người trong các bạn đã đọc sách hay nghe nói đến môn phân tâm học. Nhưng vì đầu đề của những bài học này là “Nhập môn phân tâm học” nên tôi bị bó buộc phải cho rằng các bạn chưa hề biết gì về vấn đề đó và cần được hướng dẫn trong những bước đi chập chững lúc đầu.

Nhưng chắc chắn bạn cũng biết môn phân tâm học là một phương pháp y học chữa trị những bệnh thần kinh. Nhưng tôi muốn chứng tỏ bằng một thí dụ là ở đây sự việc không những không xảy ra như ở các ngành khác trong y học mà còn xảy ra theo một đường lối khác hẳn. Thông thường mỗi khi đem một phương pháp mới trị cho người bệnh, chúng ta hãy cố gắng giấu không cho người bênh biết những bất tiện của phương pháp đó và thuyết phục là chúng ta có nhiều may mắn để thành công. Nhưng khi đem phương pháp phân tâm học ra điều trị, chúng ta phải làm khác hẳn. Chúng ta phải cho người bệnh biết những nỗi khó khăn, thời gian chữa chạy lâu dài, và những sự cố gắng và hi sinh mà chúng ta đòi hỏi ở họ; về kết quả cuối cùng mà chúng ta không thể nào hứa trước với họ là phương pháp có kiến hiệu hay không một phần lớn nhờ vào thái độ, sự thông minh, sự vâng lời và lòng kiên nhẫn của người bệnh. Tất nhiên chúng ta có nhiều lý do để giải thích thái độ bất thường đó mà sau này các bạn sẽ hiểu hết tầm quan trọng của nó.

Chắc hẳn các bạn sẽ không phật lòng với tôi khi tôi bắt đầu bằng cách coi ngay các bạn là những người mắc bệnh thần kinh. Tôi không khuyên các bạn trở lại giảng đường này một lần thứ hai nữa. Tôi sẽ phải làm cho các bạn quen với những điều còn khiếm khuyết trong việc giảng dạy môn phân tâm học, với những khó khăn sẽ gặp nếu muốn có một ý niệm các nhân về môn học đó. Tất cả những điều bạn đã học được từ trước, tất cả những thói quen suy nghĩ của bạn sẽ làm cho bạn trở thành người thù địch môn phân tâm học. Bạn sẽ biết là bạn phải làm gì để vượt qua ý tưởng chống đối tự nhiên đó. Tất nhiên tôi không thể nói trước rằng bạn sẽ biết những gì về môn phân tâm học khi tham dự vào những buổi diễn giảng này, nhưng có điều chắc chắn là việc đến để học hỏi không thôi chưa đủ để các bạn có thể khảo cứu hay điều trị theo phương pháp phân tâm. Nếu trong các bạn có người nào không muốn dừng lại ở những bước đầu mà muốn đi xa hơn nữa, tôi sẽ khuyên họ không nên làm thế. Bởi vì, trong tình trạng hiện thời, người nào chọn môn phân tâm học làm sự nghiệp của đời mình thì sẽ không bao giờ nổi tiếng trong trường Đại học và khi ra trường để hành nghề. Người đó sẽ gặp ngay trong xã hội chung quanh mình những người vì không hiểu mô tê gì về vấn đề, sẽ nhìn họ bằng con mắt nghi ngờ, thù địch, sẵn sàng làm đủ mọi điều để phá phách họ. Chỉ cần nghĩ đến những điều để xảy đến cùng với những cuộc chiến tranh, bạn sẽ hiểu số người lòng ma dạ quỷ đó đông như thế nào.

Mời các bạn đón đọc Phân Tâm Học Nhập Môn của tác giả Sigmund Freud.