Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Nữ Tú Tài - Vũ Hoài Anh

Một câu chuyện tình duyên éo le lấy trong cuốn Kim-cổ kỳ-quan của Trung-hoa.

Quan Tham-tướng họ Vân sinh hạ được một người con gái là nàng Phi-Nga.

Chớm tới tuổi cập kê, nàng Phi-Nga có những nét xuân nẩy nở nghiêng nước nghiêng thành.Tuy là một nữ-nhi, nàng cưỡi ngựa bắn cung rất tài giỏi, dẫu cho các bậc trượng-phu anh hùng cũng khó mà sánh kịp.

Đã đẹp lại có thiên-tài, Phi-Nga lấy làm đắc ý lắm. Nàng giả trai lấy tên là Tuấn-Khanh rồi từ biệt cha già lên đường tìm thầy học tập.

Ngụy-soạn và Tử-Trung là đôi bạn mà Tuấn-Khanh thâm giao tại học đường.

Năm ấy, vào thi hương, Tuấn-Khanh cùng hai bạn đều chiếm khôi-nguyên. Thế là những thiếu-nữ xuân tơ nghe tin đồn, dập dìu chỉ những muốn được nâng khăn sửa túi các vị tân khoa.

Một hôm, nhân lúc thư nhàn, Tử-Trung đùa bảo Tuấn-Khanh rằng : « Chúng ta cùng tuổi, lại cùng đỗ một khoa, giá biến thành trai, gái để cùng nhau kết tóc xe tơ thì đẹp đẽ biết là chừng nào ! »

Soạn chi ngồi đó tủm tỉm cười : « Đó là do trời bẩm sinh ra thế, nhưng nếu thay đổi được mà lấy nhau thì đệ đây cũng thuận tình cho phép chư huynh ».

Từ đấy Tuấn-Khanh có vẻ thẹn và lo ngại. Chỉ sợ những khi chung chạ giường chiếu lỡ bị lộ hình tích. Và cũng từ đây nàng thấy trong lòng đã nở một nguồn cảm xúc khác lạ. Tuấn-Khanh bắt đầu nghĩ tới việc chọn một trong hai người để sau này trao tấm thân liễu yếu của mình. Nhưng oái oăm cho nàng : « Thuyền-quyên thì một, anh hùng thì hai ».

Trước hai bậc quốc tài, Tuấn-Khanh đành trông ở quyền Trời định đoạt. Nàng bèn đề thơ vào một phát tên rồi nhằm bắn một con chim sẻ. Chim bị trúng tên rơi xuống sân trường học. Đỗ-Tử-Trung vội vàng chạy ra nhặt lấy xem thơ đề lấy làm lạ.

Kịp lúc ấy, Tử-Trung có việc phải từ giã học đường về nơi cha mẹ ở, chàng trao chiếc tên đó lại cho Soạn-Chi.

Soạn-Chi đang mân mê chiếc tên có thơ đề ký Phi-Nga và tấm tắc phục tài người bắn thì Tuấn-Khanh tới.

Soạn-Chi bèn kể lại chuyện mình nhặt được tên và tỏ ý ngạc nhiên nói rằng : « Chẳng lẽ đào tơ mà lại giỏi thế này ! »

Tuấn-Khanh bèn đáp : « Phi-Nga bắn phát tên này chính là chị tôi ».

- Ồ thế ư, thực là một nữ nhân tài ! Chẳng hay nàng đã bao nhiêu tuổi, đã cùng ai kết tóc xe tơ ?

Tuấn-Khanh trả lời : « Tôi 18 tuổi, chị tôi hơn tôi hai tuổi ».

Người giống tôi như in và vẫn còn kén chồng. Thế nhưng phép nhà nghiêm khắc anh hỏi làm gì ?

Soạn-Chi không thể dấu được nỗi lòng mình, chàng bèn nhờ Tuấn-Khanh giúp đỡ tác thành cuộc tình duyên giữa chàng với Phi-Nga. Tuấn-Khanh nhận lời, Soạn-Chi bèn lấy ngọc-trang và viết một bài thơ trao cho Tuấn-Khanh làm lễ về trình tướng-công.

Tuấn-Khanh quay gót về, mặt mày e thẹn lẩm bẩm thầm oán trách trời già : « Tử-Trung chàng ơi, sao chàng chẳng bắt được chiếc tên này !

Sau, Soạn-Chi hỏi Tuấn-Khanh về việc hôn nhân đã ủy thác thì Tuấn-Khanh bịa ra trả lời : « Ngọc-trang chị tôi đã cầm rồi và chị tôi hẹn cùng anh cái ngày vinh-qui là ngày vu-quy đấy ».

Soạn-Chi mừng rỡ khôn xiết. Chàng rất kín tiếng việc này không hề lộ ra cho một ai biết chuyện.

***

Tủ sách Cổ Văn Việt-Nam (Biên khảo theo chương trình Trung-học):

1) Truyện Thúy Kiều. Hoàng-Trung-Chính và Trần-Ngọc hiệu khảo. Giá 12đ 2) Lục Vân Tiên. Vân-Hà hiệu khảo. Giá 16đ 3) Nhị Thập Tứ Hiếu. Hoàng-Trung-Chính hiệu khảo. Giá 7đ 4) Bần Nữ Thán. Vân-Hà hiệu khảo. Giá 3đ 5) Phan Trần. Hoàng-Trung-Chính hiệu khảo. Giá 8đ 6) Tự Tình Khúc. Trần-Ngọc hiệu khảo. Giá 7đ 7) Nữ Tú Tài. Vũ-Hoài-Anh hiệu khảo. Giá 8đ 8) Cung Oán Ngâm Khúc. Nguyễn-Huy hiệu khảo. Giá 9đ 9) Bích-Câu Kỳ-Ngộ. Giá 7đ 10) Chinh Phụ Ngâm. Giá 8đ 11) Lục súc tranh công 12) Gia huấn ca 13) Quan Âm Thị Kính

Sách nào cũng in đúng cổ văn có phần tiểu sử và thân thế tác giả chú thích kỹ lưỡng và có ghi số từng đoạn. In rõ ràng. Trình bày trang nhã, bìa 3 mầu. Bán giá phổ thông để học sinh dễ mua.

Mời các bạn đón đọc Nữ Tú Tài của tác giả Vũ Hoài Anh.