Một cô gái trẻ mồ côi trơ trọi vào đời đi làm nuôi một cậu em còn tuổi đi học.
Có nhan sắc nên cô lọt vào tầm ngắm của ông chủ và bị ông dùng thủ đoạn chuốc thuốc mê để chiếm đoạt thân xác.
Cô cương quyết bỏ đi, không chịu phận làm vợ bé, làm nghề may vá trong một xóm lao động để nuôi em. Không ngờ cái lần oan nghiệt đó đã khiến cô bị mang thai. Rồi đứa em bị tai nạn giao thông. Một doanh nhân trẻ đã giúp đưa em vào bệnh viện và từ đó cưu mang cả hai chị em, nhận làm cha đứa nhỏ khi nó chào đời. Không hiểu sao thằng bé lại rất giống anh…
Định mệnh thật khắc nghiệt khi ông chủ từ nước ngoài về, đi tìm lại cô gái. Không ngờ ông chính là chú ruột của chàng doanh nhân..
***
Làng văn, làng báo Sài Gòn những năm 50-60 thế kỷ 20, Bà Tùng Long là một cái tên nổi tiếng. Tên thật của bà là Lê Thị Bạch Vân (1915-2006). Bà từng đi dạy Pháp văn, Việt văn ở các trường Tân Thịnh, Đạt Đức, Les Lauriers ở Sài Gòn, làm thư ký tòa soạn một số tờ báo và bắt đầu viết văn từ những năm 1953.
Bà nổi tiếng với những tiểu thuyết về đề tài xã hội có nhân vật chính là người phụ nữ. Bà Tùng Long cũng là cây bút quen thuộc trên các báo như Sài Gòn Mới, Tiếng Vang, Phụ nữ Ngày mai, Phụ nữ Diễn đàn, Văn nghệ Tiền phong…
Trong cuốn hồi ký của mình, bà viết: “Tôi chưa bao giờ dám tự hào xưng mình là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con, chỉ thế thôi”. Dù chỉ nhận viết văn là nghề tay trái, nhưng bà đã cho ra đời 400 truyện ngắn, và 68 tiểu thuyết - một lượng tác phẩm lớn với sức làm việc đáng nể, nếu không muốn nói là sức lao động phi thường.
Với Bà Tùng Long, viết văn là niềm vui lớn nhất đời. Sau năm 1975, nhiều tiểu thuyết của Bà Tùng Long được in và đông đảo công chúng đón nhận.
Một số tác phẩm của tác giả Bà Tùng Long: