Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Con Đường Một Chiều - Bà Tùng Long

Con đường một chiều là một câu chuyện tình buồn, đầy tuyệt vọng của một họa sĩ trẻ và một người đàn ông hết lòng yêu nàng nhưng không được đền đáp.

***

Phi Nga ngồi dựa lưng vào một gốc dừa tàu lá sum sê, nhìn về phía sông, đôi mắt mơ màng. Chưa bao giờ Phi Nga thấy trời đẹp như hôm nay. Nhưng nàng không phải ra đây để ngắm cảnh vì còn lạ gì phong cảnh làng này nữa, ngày nào mà nàng không ra ngồi nhìn những chiếc thuyền chở hàng hay những chiếc đò dọc chậm chạp trôi trên dòng nước xanh rì. Đôi mắt của Phi Nga khác nào những ống kính chụp mãi những bức tranh linh động của quê nàng, một ngôi làng yên tĩnh trên bờ Cửu Long miền Hậu giang.

Phi Nga cảm thấy cuộc đời nàng không khác nào dòng sông trước mặt. Ngày nào cũng như ngày nấy, cũng những cảnh quen mắt, không thay đổi. Và Phi Nga bỗng ao ước một cuộc đời mới khác hẳn so với cuộc đời buồn tẻ của nàng. Sống trong gia đình, Phi Nga thấy không ai hiểu nàng hết. Hai em gái nàng, Phi Anh và Phi Yến, như quá xa cách mặc dù hàng ngày ba chị em vẫn sống bên nhau, dưới mái gia đình, bên cha mẹ.

Ông bà Hoàng Minh chỉ có ba cô con gái nhưng không hề lấy chuyện không có con trai làm trọng. Ông Minh thường nói với bạn bè:

- Đời bây giờ gái cũng như trai.

***

Làng văn, làng báo Sài Gòn những năm 50-60 thế kỷ 20, Bà Tùng Long là một cái tên nổi tiếng. Tên thật của bà là Lê Thị Bạch Vân (1915-2006). Bà từng đi dạy Pháp văn, Việt văn ở các trường Tân Thịnh, Đạt Đức, Les Lauriers ở Sài Gòn, làm thư ký tòa soạn một số tờ báo và bắt đầu viết văn từ những năm 1953.

Bà nổi tiếng với những tiểu thuyết về đề tài xã hội có nhân vật chính là người phụ nữ. Bà Tùng Long cũng là cây bút quen thuộc trên các báo như Sài Gòn Mới, Tiếng Vang, Phụ nữ Ngày mai, Phụ nữ Diễn đàn, Văn nghệ Tiền phong…

Trong cuốn hồi ký của mình, bà viết: “Tôi chưa bao giờ dám tự hào xưng mình là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con, chỉ thế thôi”. Dù chỉ nhận viết văn là nghề tay trái, nhưng bà đã cho ra đời 400 truyện ngắn, và 68 tiểu thuyết - một lượng tác phẩm lớn với sức làm việc đáng nể, nếu không muốn nói là sức lao động phi thường.

Với Bà Tùng Long, viết văn là niềm vui lớn nhất đời. Sau năm 1975, nhiều tiểu thuyết của Bà Tùng Long được in và đông đảo công chúng đón nhận.

Một số tác phẩm của tác giả Bà Tùng Long: