Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Kinh Dịch Xưa Và Nay Tập 2 - Nam Thanh Phan Quốc Sử

Nam Thanh PHAN QUỐC SỬ sinh năm Giáp Thân 1944 tại Cần Thơ. Con ông Phan Bá Phòng (1915-1970) và bà Nguyễn Thị Cước (1917-1995). Quê nội ở Bãi Sào, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Quê ngoại ở Cái Chanh, Thường Thạnh, Cần Thơ.

Thuở nhỏ vì thời cuộc loạn lạc chiến tranh, ông cùng toàn bộ gia đình phải bỏ quê nhà tản cư theo cha đi kháng chiến nhiều nơi ở Miền Tây Nam Bộ. Đến năm1956 mới định cư hẳn ở Cầu Chữ Y, Sài gòn. Từ năm 1989, Ông mới cùng vợ con ra riêng về ở nhà cũ của cha mẹ 499/2 Cách Mạng Tháng 8, P.13, Q.10, Tp.HCM, nơi đây Ông vừa sinh hoạt Quán Dịch Y Đạo Nam Thanh tới nay 2005.

Ông là trai trưởng tộc của một dòng họ PHAN lâu đời danh thế ở vùng Bãi Sào cũ, Sóc Trăng. Gia đình Ông theo Đạo Phật truyền thống dân tộc và thấm nhuần Giáo Lý Tứ Ân nên có lòng yêu nước nồng nàn, luôn lấy việc thịnh suy Đất Nước làm trọng. Cha ông là tấm gương sáng của hiệp sĩ thời nay có ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách, sự nghiệp và cuộc đời Ông. Đặt tên QUỐC SỬ cho ông là cha ông muốn sau nầy ông phải gánh vác chuyện nước non. Chính vì thế mà cả đời ông, cho đến ngày hôm nay 60 tuổi, tuy là thường dân, thầy thuốc nghèo trong ngõ hẻm, bằng cách nầy hay cách khác, ông luôn giữ vững khí tiết, tỏa rộng hào khí Tiên Rồng, khơi truyền tình tự Tộc Việt, đậm đầy hồn thiêng sông núi nghĩa lớn đồng bào, tình thương nhân loại.

Bộ KINH DỊCH XƯA VÀ NAY gồm 3 Tập là tác phẩm duy nhất ông để lại cho đời mà ông đã phải cưu mang và trả giá hơn nửa cuộc đời rong ruổi nổi trôi để có hiểu biết và vốn sống kinh lịch tuyệt thế. Ông đã đem tất cả sở tồn làm sở dụng. Trời, Đời, Người đưa đẩy bắt buộc ông phải ứng biến học tập ít nhiều đủ thứ để mưu sinh thoát hiểm, để tồn tại và tiến bộ, không ngờ đó lại là chất liệu quý giá hình thành Bộ Kinh Dịch Xưa và Nay.

Ai đã từng học Dịch Lý Việt Nam và đọc Bộ Kinh Dịch Xưa và Nay 3 tập gồm 4 môn học: Triết Dịch, Dịch Lý Báo Tin, Giao Dịch Xã Hội và Dịch Y Đạo của ông đều thấy có một sự lôi cuốn lạ kỳ với nhiều thể loại bút pháp lung linh ẩn hiện nhặt khoan, lúc êm đềm mơ mộng trữ tình lãng mạn, lúc thoang thoảng mùi đạo vị thoát tục, lúc nghiêm túc khuyên răn cảnh báo việc ở đời, nhiều lúc hào khí ngất trời hồn thiêng sông núi. Nhưng phải nói là ở những lúc đối luận biện chứng triết lý khoa học thì ông rất đanh thép hùng hồn chặt chẽ, và trong học thuật chuyên môn từng bài văn, câu nói ông trình bày minh hoạ khúc chiết tường tận.

Tuyệt vời ở chỗ là những đề tài thể loại triết học, khoa học, đạo học, lý học vốn rất khô khan, khó hiểu, xa lạ với người đời thường, vậy mà trong phút chốc ông khéo làm cho người học, người đọc hứng khởi muốn biết tới cùng.

Ông thường nói Dịch Lý thời nhân là tuỳ thời nhân thế mà đồng dị biến hoá sao cho thích nghi với hoàn cảnh, thì cần phải có một cuốn KINH DỊCH hoà cựu hợp tân cho người đời nay hữu dụng là việc hợp tình, hợp lý. Người học ngày càng thành đạt rộng khắp. Cuộc đời ông từng trải qua nhiều cảnh ngộ hi hữu, nếu không là nhân chứng thì khó tin là có thật, nhưng đối với những nhà Dịch Lý VN chánh tông thì chẳng phải là lạ, vì gần như ai cũng phải thế.

Vì khuôn khổ bài viết có hạn, nên chúng tôi xin hẹn dịp khác sẽ kể cho Quý Vị và các Bạn về những hành trạng của ông, nếu kết lại thành một bộ truyện thì không kém bất cứ danh tác cổ kim đông tây nào.

***

Hơn bảy mươi năm trước đây, Kinh dịch lần đầu tiên giới thiệu bằng chữ Quốc ngữ với bạn đọc nước ta là bộ sách Kinh Dịch do Ngô Tất Tố dịch, chú giải và sách Chu Dịch của Phan Bội Châu (hai cuốn sách hiếm có, sớm nhất); muộn hơn, có sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê.

Nói đến Kinh Dịch, nhiều thế hệ bạn đọc từ trước tới nay đều cho rằng đây là cuốn sách viết về đạo lý khó hiểu, không dễ đọc. Nếu đọc kỹ chú giải ngắn gọn của Ngô Tất Tố về Quẻ Tỉnh và Quẻ Tiết: “Tỉnh là cái giếng, là ấp làng”; “Tiết là cái dóng trên thân cây tre”, bạn đọc sẽ cảm thấy quen thuộc ngay, gần gũi ngay với Kinh Dịch mà không còn quá e ngại, quá bận tâm với áp lực và câu hỏi đâu là những đạo lý bí ẩn, cao siêu. Đọc đến Lời Kinh của hai quẻ lại càng cảm thấy không quá khó, sau khi có được ít nhiều hiểu biết ban đầu, người đọc sẽ hào hứng, thích thú tiếp tục nhập môn Dịch học.

Nội dung 64 quẻ khác trong trọn bộ Kinh Dịch là mênh mông, muôn hình vạn trạng nhưng tạo cho được ấn tượng nhẹ nhàng, dễ dàng ban đầu khi tiếp cận với Kinh Dịch là điều hết sức có ý nghĩa.

Trong lĩnh vực khảo cứu, dịch thuật, Ngô Tất Tố là người có những công trình nghiêm túc, như bộ Việt Nam văn học, các bộ Hoàng Lê nhất thống chí, Đường Thi, Lão Tử, Mặc Tử, Kinh Dịch… đều được ông dịch và chú giải rõ ràng. Trong Kinh Dịch, các yếu tố duy vật, tiến bộ của học thuyết Mặc Định, các triết lý nhân sinh được trình bày một cách khách quan khoa học.

Cuốn sách khảo sát giúp bạn đọc hiểu thêm về văn học cổ Trung Hoa từ thời Phục Hy tới Xuân Thu, Hán, Đường… cũng đồng thời giúp các nhà nghiên cứu Hán Nho, bộ sách cổ xưa ẩn khuất bao niềm triết lý về tu, tề, trị, bình và các xem hình tượng, chiêm đoán để tham khảo, ngẫm suy lẽ này.

Mời các bạn đón đọc Kinh Dịch Xưa Và Nay Tập 2 của tác giả Nam Thanh Phan Quốc Sử.