Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Hồn Bướm Mơ Tiên - Nửa Chừng Xuân - Khái Hưng & Nhất Linh

Quyển Hồn bướm mơ tiên là quyển truyện thứ nhất của Tự lực văn đoàn và là quyển truyện thứ nhất của ông Khái Hưng.

Lối viết truyện này có hai đặc sắc, khác với những lối viết truyện xưa nay.

Tác giả không tả cảnh rườm rà, chỉ một vài nét chấm phá thanh đạm như những bức thủy họa của Tàu; cảnh trong truyện nhiễm vẻ nào là tùy theo tâm hồn của người trong truyện; cảnh đối với người có liên lạc nhịp nhàng và linh động.

Tác giả không bàn luận lôi thôi, ông khéo đem một vài nhận xét tinh vi một vài việc xảy ra thích đáng để phô diễn tâm lý những nhân vật trong truyện.

Vì hai lẽ đó nên truyện Hồn bướm mơ tiên có vẻ hoạt động, xem ham mê từ đầu tới cuối: độc giả tưởng như được cùng với người trong truyện cùng sống quãng đời diễn ra trong truyện.

Hồn bướm mơ tiên là một truyện tình dưới bóng Từ bi, một truyện tình cao thượng và trong sạch của đôi thanh niên yêu nhau, "yêu nhau trong linh hồn, trong lý tưởng" như lời tác giả nói. Tác giả đặt câu chuyện vào trong một cảnh chùa ở miền trung du Bắc Việt và khéo phô diễn những vẻ đẹp thiên nhiên của miền ấy khiến ta đem lòng yêu những cảnh đồi núi non khác hẳn cái cảnh "bùn lầy nước đọng" miền hạ du phẳng lỳ và buồn tẻ.

Lại thêm được lối văn giản dị, nhanh nhẹn, tuy vui vẻ mà làm cho người ta cảm động vô ngần. Cái cảm ấy là một cái cảm nhẹ nhàng, phảng phất vui buồn tựa như những ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa.

***

Hồn bướm mơ tiên – Nửa chừng xuân hai cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng với hai truyện tình. Một truyện tình được miêu tả trong sự đối lập giữa tình yêu tự do và khoái cảm hạnh phúc đời thường với sự gò bó và hà khắc giáo lý tôn giáo. Một truyện tình có sự xung đột giữa cái cũ và cái mới và nhân vật chính trong truyện là nạn nhân của sự xung đột này. Tuy nhiên họ đã tìm ra lối thoát nhờ đủ nghị lực hướng tới xây dựng tương lai và “vì người khác mà hi sinh ái tình cùng hạnh phúc”

Hồn bướm mơ tiên - Câu chuyện giản dị, không có gì ly kỳ gay cấn. Tác giả củng không diễn tả, phân tích tình yêu phức tạp, éo le như ta thường thấy trong các tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn và các tiểu thuyết đương thời. Cả cái mô-tip: xung đột ái tình - tôn giáo cũng không được khai thác triệt để nhằm thu hút hứng thú của độc giả. Đọc tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên, ta cảm nhận rõ ràng Khái Hưng mượn câu chuyện để nói về đạo Phật, để trình bày cái nhìn của ông đối với đạo Phật.

Nửa chừng xuân - Với một kết thúc lý. Ở đó, tình yêu được thăng hoa, nhân vật chính biến thành thánh thiện. Khái Hưng đã dùng những chi tiết hy sinh, thủ tiết, nhan sắc lộng lẫy… để mô tả Mai. Mai là phụ nữ hiếm có trong buổi giao thời, giàu tấm lòng vị tha, với khuôn mẫu đủ cả công, dung, ngôn, hạnh, với nghị lực chấp nhận khó khăn và vượt trở lực trên đường đời. Cả đời nàng chỉ biết thờ hai chữ hy sinh, hy sinh cho em, cho con và cho cả mối tình đầu trước mọi cám dỗ và thử thách mặc dù hạnh phúc lứa đôi đã chấm dứt ở tuổi nửa chừng xuân.

Giới thiệu hai tiểu thuyết của tác giả Khái Hưng, Trí Việt Books mang đến cho độc giả một cuốn sách đầy thi vị ngọt ngào, dễ đọc, dễ thấm, dễ hiểu cùng khung bìa bắt mắt.

***

***
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.

Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.

Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Cha ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.

Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.

Tác phẩm Tiểu thuyết:

Mời các bạn đón đọc Hồn Bướm Mơ Tiên - Nửa Chừng Xuân của tác giả Khái Hưng