Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Hiện Thực Mờ - Đặng Huy Quyền

Chúng ta đang cầm tác phẩm "Hiện thực mờ" trên tay với số trang khiêm tốn, nhưng chất lượng của cuốn sách thì vượt trội, và ta có thể mang nó trong đầu để đi trên đường thiên lý mà dõi duyệt tâm thế thế gian.

Hiện thực mờ - không phải bằng văn học dị tạo, mà bằng tượng hình "phức hợp tâm can" của các ngữ cảnh, biến hóa con chữ tải văn, hình tượng tải đạo, bắt đầu từ phôi ý thức sẽ làm dung dị những hình ảnh nhân ngã mà ta thường thấy, ở cả cách vẽ đặc tả theo kiểu viết "phỏng nhưng không vấn" mà tác giả, họa sĩ Đặng Huy Quyển đã dày công hơn ba mươi năm tích góp tư duy để sáng tác cho tập truyện này có phong cách riêng của nó.

Càng đọc "Hiện thực mờ" thì ta càng thấy nó không giống một thể loại văn học nào đã có, mà giống một tổng thành tâm linh của Mandala cấu thức về "quần sinh trong ba cõi" - cõi trời, cõi người và cõi âm, như chính nó đã khởi: với cái bắt đầu của những sự bắt đầu và cùng đồng hóa giá trị kết tượng để nhập cảnh tri thức "biền ngẫu hướng tâm" của từng vấn đề, sau đó được lan tỏa, sáng tỏ với các con chữ trong từng câu chuyện, có khi là không cốt, chỉ có tượng, có khi chỉ có tượng mà không chữ… tất cả cách "vẽ ấy" hiện hình từ triết học cổ, kim, từ ca dao Việt thường, từ đoản khúc chết hay trường ca sống trong văn hóa phương Đông, tưởng cũng là biền ngẫu, cách biệt với bối cảnh xuất hiện của nhân vật, nhưng nó lại ảo ngay và mờ dần để đến cuối dòng chảy của từng câu chuyện thì các mô típ tượng hình lại nhanh chóng kết bè, cho ta cảm nhận một kết quả nào đó, rồi ào ào chảy mạnh, như dẫn ta đi vào cõi hư vô để mà lắng đọng, lắng đọng cái cốt hồn của vấn đề chứ không phải cốt chữ của sự kiện trong văn chương chữ nghĩa.

Là họa sĩ như Đặng Huy Quyển thì ta khó "bốc quẻ dịch" để xem sự nghiệp của anh ứng với cái gì, hay cái gì đã ứng với anh khi mà ta đã trộn hiện thực mờ vào mọi lĩnh vực thiên tư thì quả nhiên có nhiều cách đánh giá các thể hiện tài năng và đặc tính của anh: viết cũng là vẽ, vẽ thì vô dư văn học nhưng đầy ắp tượng thanh, cái tượng ấy đã tạo ra âm sắc, nó giống văn khi đồng chuyển trong những kịch bản phim cười của anh xuất hiện ở chương trình "Gặp nhau cuối tuần" suốt nhiều năm trên ti vi và cả các hãng phim hay chương trình khác đang đặt anh và chỉ "mua hàng" theo phương thức "cười trong lý trình phê phán"… và khi dị chuyển thì bút pháp "vẽ văn" của anh như vô thức thiền: tự lĩnh hội cái chân như của văn học, hội họa, âm nhạc, điêu khắc… đã hội tụ vào nhau để phân kỳ ra ba làn sóng cùng đẩy một con thuyền, giống như cái triết học luân canh mà tôi ví dụ ra đây là các thể a-ri-a, hay rông-đô trong âm nhạc tập sự, chỉ nhởn nhơ các âm giai khúc đoạn nhưng lại dễ dàng ghi nhớ trong tâm cảm người ta cứ trôi qua nhiều miền thế hệ…

Nói thì nhiều lắm, càng nói càng không xuể, khó đủ cho một nghệ sĩ chân chính đang đi trên con đường bất cầu lợi để vẽ, để viết, làm ta thấy cái gan của kiếp người, như bức tranh của anh có chiều cao 50 mét với bố cục "đóng gói" các tham, sân, si lẫn trạng thái màu và sắc, để rồi cho đến hết chiều cao của bức tranh đã đi đến sự giải thoát là các chủng tử hoa không màu, trắng tinh… Đấy là cách gợi ý của tôi cho ai đó muốn nhập đọc "Hiện thực mờ"…

Hà Nội, 22-12-2012

Họa sĩ TRỊNH YÊN

Mời các bạn đón đọc Hiện Thực Mờ của tác giả Đặng Huy Quyền.