Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tiếng Kèn - Nhật Tiến

Sau hồi ký Những Năm Cải Tạo ở Bắc Việt của Trần Huỳnh Châu, tập thơ Sài Gòn Vĩnh Biệt của Hoàng Ngọc Ấn, tyển truyện Tên Đời của Lôi Tam và tập thơ Tình Thơ Trong Mắt Ngọc của Đặng T. Xuân Mai, nhà xuất bản Văn Học, tiếp tục ấn hành những tác phẩm giá trị của văn chương ngoài nước, rất vui mừng được giới thiệu với bạn đọc ấn phẩm thứ năm: tập truyện ngắn Tiêng Kèn của nhà văn Nhật Tiến.

Nói đến Nhật Tiến là nói đến một tác giả lớn. Nói đến Nhật Tiến là nói đến một thân thế và một sự nghiệp hàng đầu của văn học Víệt Nam.

Về tác phẩm, mặc dầu còn rất trẻ, năm nay ông mới 47 tuổi Nhật Tiến đã có tới 16 tác phẩm được in ra ở quê nhà. Công trình sáng tác đầy nặng phong phú này gồm 14 truyện dài và 2 tập truyện ngắn, trong đó có kiệt tác Thềm Hoang, được coi là một trong những tác phẩm chủ yếu của giòng văn chương tiểu thuyết Việt Nam từ 30 trở lại đây, kiệt tác này đã đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1961.

Vê đời sống, nói rõ hơn là về những hoạt động văn học khác mà địa vị và vai trò chỉ đến với một nhà văn đã thành danh, có uy tín và quần chúng. Nhật Tiến, trong một thời gian lâu dài và cho tới mất Miền Nam, đã là Phó Chủ Tịch của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, Giám đốc nhà xuất bản Huyền Trân và chủ bút tuần báo Thiếu Nhi.

Những điều làm nên phong cách và kích thước đích thực của người viết lớn ở Nhật Tiến không chỉ nằm trong 16 tác

phẩm của ông đã xuất bản, những thành tích và địa vị văn học đã tạo dựng được của ông trong quá khứ và ở quê nhà. Điều đó còn nhìn thấy, sáng ngời, nơi ý thức và thái độ người chiến sỹ văn hóa ở Nhật Tiến, qua những vận động can trường chống bạo lực và tội ác cuộc đấu tranh dũng cảm cho nhân phẩm và quyền làrn người mới đây của Nhật Tiến sau ngày ông phải cùng gia đình bỏ nước ra đi.

Tiếng nói nào đã khẩn thiết cất lên ngay từ trại đảo, tố cáo trước công luận và công lý loài người những tội ác tầy trời của hải tặc đối với Việt Nam vượt biển? Đó là tiếng nói của Nhật Tiến.

Cáo trạng hùng hồn, bạch thư nẩy lửa nào đã được thảo ra bằng tất cả tài năng và sức mạnh tâm hồn của một nhà văn lớn, thống thiết kêu gọi và đòi hỏi can thiệp cho hàng ngàn phụ nử và trẻ thơ ta bị lâm nguy trong vùng vịnh biển Thái lan? Cáo trạng ấy, bạch thư ấy là của Nhật Tiến.

Động lực nào đưa tới hình thành những ủy ban cứu nguy người vượt biển, những tổ chức quốc tế chống hải tặc, những con tàu cấp cứu tỵ nạn Việt nam? Động lực ấy mang tên là Nhật Tiến.

° ° °

Rời khỏi trại đảo, tới định cư ở Hoa Kỳ từ hai năm nay, con người chiến sỹ ở Nhật Tiến vẫn không ngừng lên tiếng, không ngừng phấn đấu ở bất cứ nơi nào có thảm kịch của Việt Nam tỵ nạn, đồn thời với nguời nhà văn của ông đã tức kắc trở lại bàn viết. Như ông đã vượt tuyến ra đi chính là vì vậy. chỉ để cho sự trở lại này. Như con người lưu vong của ông đã khước từ cái ý niệm lưu vong vẫn chỉ là một với thân thế và hành động của ông ở quê nhà. Như sau nhiều năm sống với cộng sản, trong ông đã là một tích lũy đầy ắp về đổi đời về chuyên chính và giản dị là những tích lũy ấy một khi tới đất liền phải được thể hiện ngay ra. Như tiếng nói của văn chương, hiệu lực của văn chương, Nhật Tiến, trong cảnh ngộ mới của lmột nhà văn tỵ nạn đã nhận thức được đó là phương tiện là vũ khí cuối cùng và đã sử dụng phương tiện ấy, vũ khí ấy tức thời, không chậm trễ.

Trên tất cả và đúng như lời nhận xét của nhà thơ Đỗ Quý Toàn trong một thư viết cho nhà văn Mai Thảo khi vừa được tin Nhật Tiến và gia đình đã tới Thái lan: (Hắn sẽ viết được nhiều hơn tất cả, vì là người viết có kỷ luật nhất trong bọn chúng ta.)

Kỷ luật. Kỷ luật sống. Kỷ luật viết. Một kỷ luật, một đời nghiêm cẩn. Đúng vậy, đúng đó là Nhật Tiến. Do đó mà tập truyện ngắn đầu tiên xuất bản ở Hoa kỳ này mà nhà văn đã đặc biệt dành cho Văn Học chắc chắn mới chỉ là một lượm lúa nhỏ trong mùa gặt mới, bát ngát của Nhật Tiến từ hai năm nay đã tới giữa chúng ta và đã đem lại một sinh khí mới của van học Việt nam hải ngoại.

Nhà xuất bản VĂN HỌC

Tập truyện ngắn Tiếng Kèn gồm có:

Mời các bạn đón đọc Tiếng Kèn của tác giả Nhật Tiến.