Giấc mộng châu Á là một phần của “giấc mộng trung quốc” do tập cận bình khởi xướng, được hiện thực hóa bằng “sáng kiến vành đai và con đường” (nhất đới nhất lộ) hay “con đường tơ lụa mới” để tăng cường kết nối trong khu vực. Trên đất liền,”vành đai” xây dựng cơ sở hạ tầng đường vận tải và các hành lang công nghiệp mới, kết nối trung quốc với trung á, sang tận châu âu và trung đông. Trên biển,”con đường tơ lụa” thiết lập hải cảng và tuyến mậu dịch mới xuyên qua biển đông và ấn độ dương. Sáng kiến này được hỗ trợ bằng nguồn lực tài chính hùng mạnh từ các ngân hàng chính sách nội địa và thông qua các định chế tài chính quốc tế mới do trung quốc đứng sau, ví dụ như ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (aiib).
Tác giả với lối kể hấp dẫn, thu thập dữ liệu nghiên cứu một cách chuyên nghiệp để tập hợp nên cuốn sách này. Ông cũng đi gặp gỡ các chính khách, chuyên gia nghiên cứu của các nước campuchia, việt nam, ấn độ, sri lanka, trung quốc để có thêm những dữ liệu ít được trao đổi công khai trên truyền thông. Vì thế giấc mộng châu Á vừa có dáng dấp của một tập tư liệu đầy đặn, vừa có sự hấp hẫn của những phân tích chuyên sâu, thẳng thắn…
***
Theo đó, dưới thời ông Tập Cận Bình, sự trỗi dậy của Trung Quốc (TQ) đã quyết đoán và cứng rắn hơn nhiều so với các chính phủ tiền nhiệm, đánh dấu bằng ba “dịch chuyển” quan trọng trong chính sách ngoại giao.
Thứ nhất, TQ đã dịch chuyển phương châm từ “giấu mình chờ thời” sang “phấn đấu để thành công”, nhấn mạnh một TQ chưa tranh giành vị trí dẫn đầu nhưng sẽ phất cờ. Điều này báo hiệu những xu hướng của chủ nghĩa can thiệp nước lớn.
Thứ hai là dịch chuyển ưu tiên về phạm vi ảnh hưởng. Trước đây, dường như phạm vi ảnh hưởng của TQ mới chỉ giới hạn ở khu vực Đông Á. Tuy nhiên, với việc nêu lên "Sáng kiến Vành đai và Con đường", TQ đã mở rộng ảnh hưởng của mình ra một phạm vi trải dài từ Đông Á sang Trung Á và Nam Á.
Thứ ba là dịch chuyển phương pháp tiếp cận. TQ dường như đã quyết định đặt các ưu tiên về chủ quyền lên trên các lợi ích kinh tế và bảo vệ chủ quyền bằng tổng hợp nhiều sức mạnh.
Tom Miller, tác giả của cuốn sách, đã thu thập các dữ liệu như một thao tác nghiên cứu chuyên nghiệp để tập hợp nên cuốn sách với các phần nghiên cứu đầy đủ tập trung vào quan hệ của TQ với Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á.
Tom cũng dành nhiều thời gian gặp gỡ các chính khách, chuyên gia nghiên cứu của các nước Campuchia, Việt Nam, Ấn Độ, Sri Lanka, TQ. Những cuộc gặp gỡ này đem thêm các dữ liệu ít được trao đổi công khai trên truyền thông vào cuốn sách. Vì thế, "Giấc mộng châu Á của TQ" vừa có dáng dấp của một tập tư liệu đầy đặn, vừa có sự hấp dẫn của những phân tích chuyên sâu, thẳng thắn…
Mời các bạn đón đọc Giấc Mộng Châu Á Của Trung Quốc của tác giả Tom Miller.