Yuri Vassilievitch Bondarep – Nhà văn, nhà hoạt động xã hội Xôviết sinh ngày 15-03-1924 tại Orenburg (Nga) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ ông sống ở Moskva. Chiến tranh nổ ra làm gián đoạn việc học hành, ông tham gia chiến tranh với cấp bậc thiếu uý, làm chỉ huy pháo binh, đã từng diệt nhiều xe tăng địch
Năm 1951, ông tốt nghiệp Trường viết văn M. Gorky (Moskva) và bắt đầu cuộc đời hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng về chiến tranh. Những chuyện ông viết về cuộc chiến tranh vệ quộc vĩ đại đều dưới nhãn quan của của một người lính trực tiếp tham gia chiến trận.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Các tiểu đoàn xin tiếp viện (1957) - Im lặng (1962) - Tuyết bỏng (1969) - Lựa chọn (1980) - …
***
Từ đài quan sát thấy rõ cuộc chiến đấu bằng xe tăng đang diễn ra ở gần đó nên từ trên cao nhìn xuống, trận đánh trong bóng tối dường như hết sức quái dị, náo loạn, dai dẳng vô cùng và sở dĩ như vậy vì chẳng thấy rõ người ở đâu cả. Những phát đạn đại bác bắn thẳng lóe sáng khắp rìa làng, đạn “Ca-chiu-sa” dày đặc ầm ầm nổ tung như những cơn lốc giữa các ngôi nhà; những chiếc xe tăng xông thẳng vào nhau, quyện chặt, bốc cháy trên các ngã tư; dọc bờ sông giữa đám cháy bắt đầu bùng lên, những khối thép ánh hồng, bóng nhẫy như đổ mồ hôi bò lổm ngổm, ngổn ngang, chúng nổ súng bắn thẳng ở cự ly quá ngắn, hầu như nòng súng đâm vào nhau, xích sắt của chúng chà nát nhà cửa, chúng xoáy mình ở trong các sân, bò đi rồi lại xông vào tiến công, luôn luôn ép chặt và vây hãm khu vực bàn đạp ở đầu cầu. Bọn Đức chống cự, bám chặt lấy bờ sông phía Bắc nhưng trận đánh đã lan ra tới bờ sông, đã bắt đầu có chuyển biến, trong giây phút khắc nghiệt đó, tiếng gào rú ầm ĩ của động cơ tan vụn thành những dư âm tràn ngập dòng sông, có chỗ bọn Đức đã bắt đầu rút lui về phía đầu cầu. Bét-xô-nốp bất chợt nhìn về bờ sông phía Nam chứ không phải phía Bắc, vẫn còn sợ nhầm, không vội vã rút ra kết luận.
…
Mời các bạn đón đọc Tuyết Bỏng của tác giả Yuri Vassilievitch Bondarep.