Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Những cuộc Phiêu lưu của Huckleberry Finn - Mark Twain

Bản dịch của Lương Thị Thận.

Ernest Hemingway từng nói: “Toàn bộ văn học Mỹ hiện đại đều thoát thai từ một cuốn sách của Mark Twain, đó là Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn”.

Sau những cuộc phiêu lưu cùng Tom Sawyer, Huck Finn được bà quả phụ Douglas đón về nuôi. Nhưng với bản tính ưa tự do, Huck không chịu nổi việc phải ăn vận sạch sẽ, học hành theo khuôn phép trưởng giả dù được sống giàu sang. Cộng thêm với việc người cha tưởng đã chết đột ngột trở về tiếp tục hành hạ, gây rắc rối cho cậu, Huck quyết định cùng Jim – một nô lệ da đen bỏ trốn – cùng xuôi dòng Mississippi, bắt đầu những cuộc phiêu lưu mới.

Nhiều chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra trong chuyến phiêu lưu. Không chỉ thế, Huck còn lâm vào những tình huống nguy hiểm khi bị cuốn vào cuộc tranh chấp giữa hai dòng họ với những cuộc đọ súng chết chóc… Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, Huck đã nhận ra giá trị của cuộc sống để hướng về sự tự do và hết lòng giúp đỡ người nô lệ da đen tội nghiệp. Từ một cậu bé chỉ biết phá phách, Huck đã xác định rõ ràng mục đích sống, biết phân biệt đúng sai bằng trái tim thuần hậu và thoát khỏi những định kiến méo mó được nhồi nhét qua cách giáo dục sai trái.

Các nhà phê bình văn học đã đánh giá Những Cuộc Phiêu Lưu Của Huck Finn là tiểu thuyết ưu tú nhất của Mark Twain, bởi tác giả đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn phương ngữ của nhiều vùng, nhiều tầng lớp người để diễn tả những trạng huống tâm lý phức tạp, cũng như mô tả xuất sắc cảnh vật thiên nhiên. Tác phẩm này đã lọt vào danh sách những tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại của văn học Mỹ, và rất nhiều lần được đưa lên màn ảnh.

***

Samuel Langhorne Clemens, thường được biết tới với bút danh Mark Twain (30/11/1835 – 21/4/1910) được vinh danh là nhà văn khôi hài vĩ đại nhất nước Mĩ – từ lời khuyên bỗ bã dành cho các bé gái, lập trường quái gở về sự sáng tạo và kiệt tác của ông xoay quanh vấn đề thủ dâm. Nhưng đằng sau sự hài hước đầy quyến rũ ấy là sự chiêm nghiệm sâu sắc về tinh thần con người cùng với những rối rắm của nó. Trong The Autobiography of Mark Twain: Volume 1 (tạm dịch: Cuốn tự truyện của Mark Twain: tập 1) (public library) – nơi Twain bàn về sự tương phản, kiềm hãm lẫn nhau của hai khía cạnh đạo đức và trí tuệ – ta bắt gặp câu chuyện cảm động về cách mà mẹ ông đã dạy ông về tầm quan trọng của lòng vị tha.

Nếu bạn chưa từng đọc The Autobiography of Mark Twain (tạm dịch: Cuốn tự chuyện của Mark Twain), thì xin hãy cân nhắc – Twain đã dành nhiều thập kỷ để viết nó, nhưng tác phẩm chưa bao giờ được hoàn tất và ông đã cấm con cháu của mình xuất bản bản thảo cho đến 100 năm sau ngày ông mất. Một thế kỉ chờ đợi cũng đáng lắm cho một tác phẩm như vây.

Một số tác phẩm của Mark Twain được dịch, xuất bản tại Việt Nam: