Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Võ Sĩ Lên Đài - Ma Văn Kháng

Võ sĩ lên đài là tiểu thuyết với những câu chuyện và chi tiết có thật, hấp dẫn… ít ai biết về tuổi trẻ của một thời hào hùng.

Chuyện xảy ra tại Hà Nội những năm chống thực dân Pháp sau ngày toàn quốc kháng chiến. Cuộc đấu tranh của các thanh thiếu niên Việt Nam yêu nước chống bọn thực dân cùng những kẻ cơ hội thông qua môn thể thao quyền Anh, âm thầm và quyết liệt. Các thiếu niên, theo năm tháng dần trở thành thanh niên, giàu tình cảm và sâu sắc, một mặt chăm chỉ học hành, mặt khác bí mật tham gia các hoạt động yêu nước, chống xâm lược và việt gian ngay trong thành phố. Trong cuộc chiến vì cái đẹp của môn quyền Anh, một biểu trưng của tinh thần thượng võ, lòng can đảm, tinh thần bất khuất của ông cha đã được thấm nhuần và thể hiện qua các cuộc giao đấu của Nhân và Tùng, có cả thắng và thua, nhưng họ đã tìm thấy bài học lớn: có thể thất bại để tìm lại sức mạnh nội lực của mình.

Tiểu thuyết dựa trên những chi tiết có thật về cuộc đời của Phạm Xuân Nhàn, võ sĩ quyền Anh nổi tiếng những năm 50 của thế kỷ trước (ông đã từng là võ sĩ vô địch quốc gia, tham dự Á vận hội năm 1954 tại Manila, Philipinnes). Một giai đoạn kháng chiến với cách thể hiện sinh động cuộc sống học đường của thiếu niên học sinh Hà Nội đô thành trong thời kỳ Pháp tạm chiếm, các hoạt động thể thao, thi đấu, những câu chuyện và chi tiết có thật ít ai biết vì chưa có tài liệu sách báo nào nói tới…, tất cả đã làm nên giá trị đặc biệt cho cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Ma Văn Kháng.

***

Cuốn sách đã được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt thành, đặc biệt về mặt cung cấp và hiệu đính các tư liệu chuyên môn, kỹ thuật của bác sĩ y học thể dục thể thao Phạm Xuân Nhàn, cựu võ sĩ quyền Anh, vô địch Quốc Gia, tham dự Á Vận Hội năm 1954 tại Manila-Philippin. Được xuất bản lần này, cuốn sách một lần nữa là lời tri ân của tác giả với bác sĩ - võ sĩ Phạm Xuân Nhàn.

***

Ma Văn Kháng lao động văn chương như một người H'Mông trồng bắp trên núi, lặng lẽ, cần cù, kiên nghị. Không ồn ào to tiếng với ai. Nét mặt anh cũng có cái vẻ chất phác núi rừng, ít nói, ít tranh luận, nghe ai nói nhiều chỉ gật đầu, hơi như ngơ ngác nữa.

Độc giả văn chương quen biết anh bằng tập Xa phủ (1969), tập truyện đầu tay, xinh xinh và đáng yêu như những chú thỏ non trong rừng rậm. Và sau đó thì đều đặn, năm in một tập, năm in hai tập, ở các Nhà xuất bản Văn học, Thanh niên, Phụ nữ, Công an nhân dân, Lao động và Kim đồng. Tính đến Đồng bạc trắng hoa xòe là ấn phẩm thứ mười một của anh trong vòng thập niên trở lại đây, thuần về miền núi.

Văn học miêu tả dân tộc miền núi, nói nghiêm túc, mới chỉ có sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến Việt Bắc. Những tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai trước kia (Tiếng gọi của rừng thẳm, Truyện đường rừng, Suối đàn), ít nhiều của Thế Lữ (Vàng và Máu, Một đêm trăng), chỉ là những truyện mượn rừng núi nhằm gây một cảm giác ly kỳ rùng rợn. Người đặt nét bút đầu tiên khai phá vùng núi cao trong văn học Việt Nam phải kể là Nam Cao với Ở rừng (1948). Đấy mới chỉ là những phác thảo trong những trang nhật ký duyên dáng của anh, nhưng bóng dáng người miền núi hiện ra đã thật là có tình và đáng yêu. Rồi Nam Cao mất, chưa kịp làm gì thêm cho miền núi nữa.

Cùng sống với Nam Cao là Tô Hoài, có Núi Cứu quốc (1948). Vẫn chỉ là những nét phác thảo. Phải đến năm 1953, cái vùng đất biên cương núi non trùng điệp vòng phía Tây Bắc Tổ quốc mới lấp lánh trong văn học Việt Nam với Mường Giơn giải phóngVợ chồng A Phủ. Và sau nữa thì tiểu thuyết Miền tây (1967) khẳng định mảng văn học miền núi trong bức tranh toàn cảnh văn học cách mạng Việt Nam là không thể không chú ý được, là đã đóng chốt vào rồi. Nhà văn Tô Hoài với ngọn bút lão luyện và tài hoa, đã chấm phá bức tranh thủy mạc về người về cảnh miền núi chinh phục chúng ta từ nhiều năm nay. Con dế mèn phiêu lưu đã xòe cánh trên vùng Tây Bắc… một lời khen rất có duyên về anh, và chứng tỏ cái uy thế tuyệt đối của anh về địa bàn miền núi.

Lúc ấy Ma Văn Kháng vẫn còn là cậu học trò cần cù học, đọc và lầm lũi như chú bé dân tộc theo mẹ đi chợ, đi theo con đường của Nam Cao, Tô Hoài khai phá.

Tiếp bước cha anh… đấy là truyền thống dân tộc.

Tác phẩm

Mời các bạn đón đọc Võ Sĩ Lên Đài của tác giả Ma Văn Kháng.