Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tuyển Tập Truyện Ngắn - José Martí

Các thế hệ độc giả khoảng đầu thế kỷ XX luôn coi Tuổi Vàng là một cuốn sách mặc dù vốn dĩ Tuổi Vàng ra đời không phải dưới dạng một cuốn sách. Toàn bộ những bài viết trong tuyển tập này đều được Martí sáng tác và đăng trên tạp chí mang tên Tuổi Vàng, ra hàng tháng, từ tháng 7 tới tháng 10 năm 1889. Với sự ra đời của tác phẩm này, một nền văn học mới cho thiếu nhi ở Mỹ Latinh đã được mở ra. Cũng như với tập thơ Ismaelillo của ông đã đánh dấu một dòng thơ mới ra đời ở khu vực này. Những tác phẩm của José Martí đã mở ra một thời kỳ mới cho nền văn học Mỹ Latinh.

Khi đọc những dòng thư mà José Martí gửi người bạn tri kỷ ở Mexico, Manuel A. Mercado, chúng ta thấy Tạp chí Tuổi Vàng có ý nghĩa như thế nào đối với ông. Trong lá thư đề ngày 3 tháng 8 năm 1889, nhà văn người Cuba đã tâm sự với người anh em của mình:

“Viết báo cho trẻ em chính là điều mà tôi hằng ấp ủ. Bởi lẽ tôi không lòng nào muốn dấn thân vào một sự nghiệp lớn lao hơn mà không thực hiện được ý tưởng ấy trước khi nhắm mắt. Ước muốn đó chí ít cũng khiến cho cả năng lượng, tinh túy trong tôi trở nên bền bỉ, hữu hiệu, được viết và sống với niềm vinh quang, danh dự, như tiếp thêm máu nuôi dưỡng tâm hồn mình. Tôi không nỡ nhìn ước mơ này tan thành mây khói. Tôi chợt nhận ra trong lòng một số người không hề muôn chia sẻ và ủng hộ dự định ấy của tôi (…) Những người mà trước đây, với bản tính xấu không lấy gì làm khó hiểu trong mỗi con người, đã đánh giá thấp và không nhận ra ý nghĩa cao đẹp của dự án này, thì nay trở lại, sững sờ và không nói lên lời vì nhận thấy việc viết một tờ báo cho trẻ em của tôi là hoàn toàn khả thi, chứ không cứ phải đề cập tới những điều to lớn chỉ dành cho người lớn.”

Sau khi kể với Manuel rằng, tiêu đề Tuổi Vàng là do Nhà xuất bản Da Costa đặt cho tạp chí dành cho trẻ em đó, Martí chia sẻ:

“Bạn hãy đọc lá thư này, rồi cảm nhận nỗi niềm trăn trở sâu thẳm trong tôi. Tôi đã đảm nhận trách nhiệm lớn lao đó và điều ấy chẳng hề dễ dàng gì. Tôi phải viết làm sao để đạt được điều mình ấp ủ. Đấy là giúp châu lục của chúng ta đâu đâu cũng có những con người thật đích thực, chân chính, được sinh ra và dưỡng dục đầy đủ, để sống hạnh phúc, hòa mình trên quê hương. Nghĩa là sống sao để không rời xa nơi chôn nhau cắt rốn, không sống vô ích tầm thường như những con người khoa trương giả dối hay những kẻ ngoại bang xấu xa, đáng khinh bỉ. Chúng ta có thể gieo mầm trồng cây ở mọi nơi, nhưng cây sinh ra và lớn lên phải gắn chặt vào lòng đất. Đối với trẻ em, chúng ta phải có trách nhiệm giáo dưỡng để các em trở thành những con người của thời đại mình, những người chân chính của châu Mỹ. Nếu không nhận thấy giá trị cao đẹp như thế, thì chắc hẳn tôi đã không bao giờ bắt tay vào thực hiện.”

Nhưng rồi ngày 26 tháng 11 năm 1889, Martí đã viết thư báo tin cho người bạn thân thiết Manuel Mercado:

“Tuổi Vàng đã vuột khỏi tầm tay tôi, dù tôi đã dày công vun đắp bằng tất cả tình yêu dành cho nó ngay từ thuở ban đầu. Vì nguyên do đức tin và một phần vì mục đích thương mại, nhà xuất bản tạp chí muốn tôi viết trong tác phẩm này “Nỗi sợ trước Chúa trời”, nói đến Chúa như một điều gì thật đáng sợ, như sự trừng phạt, chứ không phải nói về lòng khoan dung và thần quyền thiêng liêng mà tôi luôn đề cập tới trong tất cả những bài viết về lịch sử. Tại sao cứ phải nói về đức tin bằng cách áp đặt như thế, trong khi ở nơi chúng ta sinh sống, ai cũng hiểu rõ giá trị của Chúa và ý nghĩa linh thiêng của tín ngưỡng? Tôi không muốn đi ngược lại ý nghĩa của tôn giáo, vì như thế là lợi dụng đức tin và thiếu tính giáo dục. Tôi cũng chẳng muốn nói về một thứ tôn giáo chuyên quyền, độc đoán. Mong muốn khiêm tốn của tôi chỉ đơn giản là hiểu được tận gốc những nguyên do cơ bản này. Mọi nỗ lực và suy tính đầy cẩn trọng để cho ra tờ tạp chí, hay thành công của nó trong nội dung của các bài phê bình đặc sắc, cũng không giúp tôi tránh khỏi va vào xung đột quan điểm vốn đã che giấu bấy lâu, hay vì những đòi hỏi riêng từ phía nhà xuất bản.”

Lập trường kiên định bảo vệ những nguyên tắc của mình đã buộc Martí phải kết thúc việc xuất bản tờ tạp chí dành cho trẻ em vô cùng nổi tiếng ấy. Nội dung vô cùng đặc sắc của tuyệt phẩm đã giúp cho biết bao thế hệ trẻ em toàn châu Mỹ thấm nhuần lý tưởng ngoan cường chống chủ nghĩa thực dân, tình yêu nước và nguyện cống hiến cho công lý, chân lý và cái đẹp.

Ấn bản này ra đời nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của José Martí, được biên tập, trình bày rất cẩn thận, từ khâu thẩm định nội dung và lựa chọn hình ảnh độc đáo. Ấn phẩm đang có trên tay các bạn, đặc biệt là bạn đọc nhỏ tuổi và các bạn thanh thiếu nhi, với từng trang, từng dòng vẫn còn nguyên vẹn sức sống và giá trị trường tồn.

***

José Julián Martí Pérez (28 tháng 1 năm 1853–19 tháng 5 năm 1895) là một lãnh đạo của phong trào độc lập Cuba khỏi Tây Ban Nha, cũng như là một nhà thơ và nhà văn nổi tiếng. Ông được xem là anh hùng dân tộc Cuba. Ông thường được gọi là Apostle của độc lập Cuba. Trong nhiều giới văn chương, ông được xem là cha đẻ của Modernismo, đi trước và gây ảnh hưởng đối với Rubén Darío và các nhà thơ khác như Gabriela Mistral.

José Martí sinh tại La Habana trong một gia đình cha là người Tây Ban Nha tên là Mariano Martí Navarro và mẹ là Leonor Pérez Cabrera, một người gốc ở quần đảo Canary. Marti là anh cả trong gia đình có 7 cô em gái. Khi cậu lên bốn tuổi, gia đình ông đã dời nhà từ Cuba đến Valencia, Tây Ban Nha, nhưng hai năm sau họ đã quay trở lại hòn đảo này, nơi đó họ gửi José vào một trường công. Ở ngôi trường này, cậu đã gặp Rafael María de Mendive, một người rất có ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị của Marti sau này.

Là một nhà văn, nhà thơ, nhà phiên dịch, nhà ngoại giao và nhà báo, José Martí còn là một họa sĩ. Năm 1867, ông vào học Trường chuyên nghiệp hội họa và điêu khắc La Habana để học vẽ nhưng ông không thể tốt nghiệp trường này.

Mời các bạn đón đọc Tuyển Tập Truyện Ngắn của tác giả José Martí.