Bộ sách “Đại Việt quốc thư” bao gồm 6 tập với các tên gọi như: Văn thư nhà Thanh gửi nước ta; Văn thư nước ta trả lời; Việc cung đốn và tiếp đón sứ Thanh; Các sắp đặt quán dịch; Cung đốn ở quán dịch; Các văn thư trao đổi trong chuyến đi của vua Quang Trung.
Bộ sách này có đầy đủ chi tiết về việc tiếp đãi một phái bộ Trung Hoa, kể cả những văn thư rất linh động về việc điều động, sắp xếp nghi lễ đủ để dựng lại mọi thủ tục, có thể dùng làm khuôn mẫu ngoại giao về sau. Ngoài ra, nó còn chứa đựng những nội dung đặc biệt có giá trị, là những công văn bí mật của vua Quang Trung trao đổi với nhà Thanh và trát dụ gửi về trong nước cho Phan Văn Lân hay Nguyễn Quang Toản. Qua những công văn ngoại giao được ghi lại trong bộ sách “Đại Việt quốc thư”, nhiều chi tiết có thể dùng để kiểm chứng các tài liệu khác viết về thời Quang Trung hoặc có thể dựng lại một cách đầy đủ những sự kiện mà trước nay chưa được biết tới hoặc bị viết sai lệch.
***
Quang Trung Hoàng đế (chữ Hán: 光中皇帝; 1753–1792) hay Bắc Bình Vương, tên thật là Nguyễn Huệ (阮惠), sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình (阮光平),[1] là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào. Đồng thời, khi ở cương vị hoàng đế, ông cũng tỏ rõ tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.[2] (xem những cải cách của vua Quang Trung)
Mời các bạn đón đọc Đại Việt Quốc Thư của tác giả Quang Trung.