Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Địch Công Kỳ Án Tập 4: Đạo Quán Có Ma - Robert van Gulik

Mùa hè năm 663, khi mới 33 tuổi, Địch Công được bổ nhiệm chức vụ cấp huyện đầu tiên là Huyện lệnh của Bồng Lai. Vị trí này đi kèm với một nhiệm vụ hóc búa: điều tra vụ bỏ độc mưu sát cố Huyện lệnh - vị quan tiền nhiệm của ông. Nhưng niềm háo hức khi mới nhậm chức mau chóng chuyển thành nỗi kinh hãi, khi ông phải đối mặt với một vong hồn lang thang nơi nha phủ, một con cọp tinh ăn thịt người ẩn nấp chốn rừng rú và một vị tân nương biến mất gần ngôi miếu bỏ hoang…

Bước chân vào tòa kiến trúc đồ sộ và phức tạp tựa mê cung, Địch Công cũng đồng thời đối mặt với tầng tầng lớp lớp các bí ẩn ma quái chưa có lời giải.

Qua khung cửa sổ, Địch Công vô tình chứng kiến một cảnh tượng xảy ra từ trăm năm về trước. Phải chăng cơn phong hàn đã khiến ông tưởng tượng ra ảo cảnh?

Trong vòng một năm, ba vị cô nương đến đạo quán thọ giới đều lần lượt tử vong. Có thật đó chỉ là sự trùng hợp bất hạnh?

Vẫn biết lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt, nhưng trong một đêm lưu lại đạo quán, liệu Địch Công có thể vạch trần kẻ mặt người dạ thú để thực thi công lý?

***

Robert Van Gulik (1910-1967) là một nhà Đông phương học uyên thâm, từng học Pháp luật và Ngôn ngữ phương Đông tại Hà Lan; năm 1935 nhận học vị tiến sĩ nhờ công trình nghiên cứu về Ấn Độ, Tây Tạng (Trung Quốc) và Viễn Đông. Những năm tiếp theo, liên tục làm công việc của một quan chức ngoại giao tại Trùng Khánh, Nam Kinh (Trung Quốc), Tôkyô (Nhật Bản) và một số nước khác; cuối đời trở thành đại sứ Hà Lan tại Nhật Bản. Ông là tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi tiếng về văn hóa phương Đông, như “Trung Quốc cổ đại cầm học”, “Kê Khang cầm phú”, “Trung Quốc hội họa giám thưởng”, “Địch công án”, “Xuân mộng tỏa ngôn”, “Bí hí đồ khảo”, Trung Quốc cổ đại phòng nội khảo”…

Celebrated Cases of Judge Dee (Địch Công Án/ Những cuộc điều tra của quan Địch) gồm 16 tập. Một loại tiểu thuyết trinh thám - công án về quan án Địch Công được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của tể tướng Địch Nhân Kiệt (630 - 700) một nhân vật có thật sống vào đời nhà Đường thế kỷ thứ VII. Sinh tại Tĩnh Châu, phủ Thái Nguyên (Sơn Tây) Địch Nhân Kiệt đã làm quan tại các địa phương dưới các chức vụ huyện lệnh, Pháp tào Tham quân, Tuần phủ,Thứ sử. Năm 47 tuổi ông về kinh đô Trường An làm Đại lý thừa Tự khanh rồi lần lượt được thăng lên Thị ngự sử, Thị lang bộ Công, thượng Thư tả thừa, hai lần làm Trung thư lệnh (tể tướng) và đô đốc dưới quyền nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Phẩm chất đạo đức và tài phá án của ông đã được người đời ca tụng sủng ái đến mức như huyền thoại. Không những là người có hiểu biết về pháp luật, về tâm lý con người, Địch Công còn biết cả kiếm thuật, võ thuật lẫn chữa bệnh, một quan toà cổ đại Trung Quốc mang dáng dấp của Sherlock Holmes… Cùng với bốn hộ vệ mưu trí, dũng cảm, xả thân vì chủ như Hồng Lương, Mã Tôn, Triệu Thái và Tào Can - những giang hồ hảo hán được ông giác ngộ và cho đi theo, Địch Công đã phá được rất nhiều vụ án ly kỳ. Robert Van Gulik cũng khéo léo đưa vào bộ tiểu thuyết trinh thám này những nét văn hóa, lịch sử, phong tục của Trung Quốc.

***

Địch Công kỳ án là bộ tiểu thuyết 16 tập thuộc dòng trinh thám quan án. Nội dung tác phẩm xoay quanh nhân vật Địch Nhân Kiệt và các trợ thủ thân tín, cùng những vụ kỳ án muôn màu muôn vẻ ông đã phá giải trên hành trình thăng tiến từ một Huyện lệnh lên đến chức Tể tướng.

Có thể nói, tác giả đã hội tụ và đúc kết những gì tinh hoa nhất của hai dòng trinh thám phương Đông và phương Tây vào kiệt tác Địch Công kỳ án. Bộ tiểu thuyết được viết theo phong cách đậm chất duy lý, đồng thời cũng là tác phẩm trinh thám phương Tây đầu tiên đi theo mô tuýp trinh thám quan án và mang lại sức sống mới cho dòng trinh thám đậm chất phương Đông này. Nhờ vậy mà đến tận bây giờ, Địch Công kỳ án vẫn giữ vị trí độc tôn đặc biệt, là tác phẩm thành công nhất trong dòng trinh thám quan án.

Theo niên biểu các vụ án mà Địch Nhân Kiệt tham gia, Đạo Quán Có Ma là cột mốc thứ tư trong sự nghiệp quan án của ông. Năm 667, một năm sau khi phá giải Thuyền hoa án, Địch Công tiếp tục nhiệm kỳ Tri huyện tại Hán Nguyên. Trên đường trở về trấn Hán Nguyên sau kỳ nghỉ, ông cùng trợ thủ Đào Cám buộc phải trú bão tại đạo quán Triều Vân trên núi.

Các nhân vật trong truyện

Các nhân vật chính

Địch Nhân Kiệt, Huyện lệnh của Hán Nguyên, một huyện nhỏ miền núi nằm cách kinh thành sáu mươi dặm, nơi có đạo quán Triều Vân. Ông thường được gọi là "Địch Công" hay "Huyện lệnh".

Đào Cam, quân sư và cũng là trợ thủ của Địch Công.

Các nhân vật khác

Chân Trí, Phương trượng của đạo quán Triều Vân.

Ngọc Kính, cố Phương trượng của đạo quán Triều Vân.

Tôn Minh (Tôn Thiên sư) một vị hiền triết của Đạo giáo và là cựu Thái phó, hiện đã hồi hưu tại đạo quán Triều Vân.

(Thái phó: Chức vụ đại thần trong triều, đóng vai trò cố vấn cho Hoàng đế)

Bao Phu nhân, một quả phụ đến từ kinh thành.

Bạch Hồng, nhi nữ của Bao phu nhân.

Tông Lê, một thi sĩ.

Quan Lại, hí đầu của đoàn kịch.

(Hí đầu: Trưởng đoàn kịch)

Đinh cô nương, một ả đào của đoàn kịch.

Âu Dương cô nương, một ả đào của đoàn kịch.

Mặc Đức, một kép hát của đoàn kịch.

Các vụ án trong truyện

Vụ án Pháp thể của Phương trượng.

Vụ án Thiếu nữ sùng đạo.

Vụ án Đạo sĩ phiền muộn.

Mời các bạn đón đọc Địch Công Kỳ Án Tập 4: Đạo Quán Có Ma của tác giả Robert van Gulik.