Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Thời Thơ Ngây - Edith Wharton

Thời thơ ngây (tên gốc là The Age of Innocence) là tiểu thuyết thứ mười hai của bà. Tác phẩm đạt giải Pulitzer năm 1921, giúp Edith Wharton trở thành nhà văn nữ đầu tiên giành giải thưởng này.

Cuốn sách kể về câu chuyện của một cặp đôi thuộc tầng lớp thượng lưu xã hội Mỹ đang chuẩn bị kết hôn. Newland Archer, một luật sư hào hoa và là người thừa kế của một trong những gia đình có danh tiếng bậc nhất ở New York lúc bấy giờ, đang háo hức chuẩn bị cho đám cưới mơ ước của mình với tiểu thư May Welland xinh đẹp. Đúng vào thời điểm ấy, nữ Bá tước Ellen Olenska, cô chị họ xinh đẹp của May trở về từ châu Âu sau tin đồn ly hôn với một Bá tước người Ba Lan. Ban đầu, Archer lo lắng vì tai tiếng của cô có thể ảnh hưởng đến May Welland nhưng dần dần anh lại bị Ellen- người coi thường những quy định hà khắc của xã hội New York thu hút. Tình cảm anh dành cho nữ Bá tước ngày càng sâu đậm và điều đó có thể làm hủy hoại đám cưới của anh và May. Điều gì sẽ xảy ra? Liệu Ellen có dành tình cảm cho anh? Đứng giữa cô dâu tương lai và tình yêu định mệnh của cuộc đời, anh sẽ lựa chọn như thế nào?

Bằng giọng văn châm biếm và hài hước, Edith Wharton đã tái hiện lại xã hội New York vào những năm 70 của thế kỉ XIX với những lề thói cổ hủ, lạc hậu, cái xã hội khiến con người ta không thể sống thật với bản chất, tình cảm của mình. Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận được tài năng của bà qua cách bà miêu tả mối tình lặng lẽ của Ellen và Archer.

***

Edith Wharton sinh ngày 24-1-1862 tại số nhà 14, Đường Hai mươi ba Tây, Thành phố New York. Bà là con gái duy nhất trong một gia đình có quá đông con trai thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có, từng được bà miêu tả vào năm 1933 như một “trung tâm quý tộc thu nhỏ… một xã hội mà tất cả những người buôn bán đều bị loại ra như một điều đương nhiên” (Hồi ký, 1.3).

Bà là nữ tiểu thuyết gia đầu tiên đạt giải Pulitzer. Ngoài ra, bà cũng viết truyện ngắn và là một nhà thiết kế. Bà từng được đề cử giải Nobel Văn học năm 1927,1928 và năm 1930. Wharton kết nối quan điểm của bà về các tầng lớp đặc quyền trong xã hội Mỹ với trí thông minh bản năng xuất sắc để tạo nên những tiểu thuyết và truyện ngắn hài hước, sâu cay về vấn đề xã hội và tâm lý.

Bà cũng quen biết nhiều cây bút văn chương cũng như những chính trị gia thời đó, trong đó có cả Tổng thống Theodore Roosevelt.

Hồi còn nhỏ, bà đã phản đối những chuẩn mực về ăn mặc và lễ nghi dành cho con gái lúc bấy giờ. Bà cho rằng những yêu cầu đó là cứng nhắc và thiển cận. Edith muốn nhận được nhiều hơn từ nền giáo dục, bởi vậy bà đọc sách từ thư viện của bố và những người bạn của ông. Mẹ của bà ngăn cấm bà đọc tiểu thuyết cho đến khi kết hôn và Edith đã tuân theo.

Edith bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết từ khi còn nhỏ. Bà thử viết tiểu thuyết từ khi mười một tuổi. Tác phẩm đầu tiên được phát hành của bà là bản dịch từ một bài thơ bằng tiếng Đức có tên “What the Stones tell” của Heinrich Karl Brugsch và bà kiếm được 50 đô la. Lúc đó, bà mới mười lăm tuổi. Gia đình bà không muốn tên của bà xuất hiện ngoài công chúng bởi vì tên của phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu chỉ xuất hiện trên mặt báo để thông báo về sự ra đời, kết hôn hay từ trần. Do vậy, bài thơ được phát hành dưới tên một người bạn của bố bà, E. A. Washburn. Ông đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực tự học của bà, và ông đã khuyến khích bà theo đuổi nghiệp viết chuyên nghiệp.

Ngoài viết tiểu thuyết, Wharton đã sáng tác hơn 85 truyện ngắn. Bà cũng là một nhà thiết kế và bà cũng viết nhiều sách về thiết kế, bao gồm tác phẩm đầu tiên được phát hành của bà.

Bà mất ngày 11-8-1937 sau một cơn đột quỵ tại Pháp.

Mời các bạn đón đọc Thời Thơ Ngây của tác giả Edith Wharton.