Một câu chuyện đọc xong người đọc phải phân vân suy nghĩ.
Một câu chuyện về một chiếc máy bay di tản bị cướp đi đưa bốn người về một tu viện Lama ở vùng núi cao Tây Tạng.
Hay đúng hơn câu chuyện về một con người Conway, ba mươi tư tuổi, công tác tại lãnh sự quán Anh ở Baskul (Ấn Độ), một người có sức hấp dẫn kỳ lạ. Ai đã gặp anh một lần cũng phải nhớ mãi.
Anh có một thời sinh viên sôi động, đại diện thể thao của Trường Đại học Oxford, đã giành hầu hết các giải của Nhà trường, khiến một giáo sư giàu tình cảm đã tặng anh danh hiệu Vinh quang: Conway Vinh quang.
Cuộc chiến tranh 1914-1918 đã chen ngang vào cuộc đời anh. Cũng như hàng triệu người khác, anh bị nó lôi cuốn vào cuộc bắn giết, sợ hãi, điên dại phóng đãng… Anh ra khỏi cuộc chiến tranh không thương tật, nhưng thực tế thương tật ở bên trong.
Sau chiến tranh anh trở về giảng dạy ở Trường Đại học Oxford hai năm, rồi đi làm công tác ở Bộ Ngoại giao vì anh biết nhiều ngôn ngữ Đông Phương.
Anh là một con người thấy việc cần làm thì đem hết sức mình ra làm, chứ không vì cái tiếng anh hùng. Một con người không chuộng hình thức, người ta thường nghĩ anh biếng nhác, thực ra chỉ vì anh không muốn ganh đua, không muốn xô đẩy người khác để mình tiến lên. Do vậy, trên đường đời không bao giờ anh được món bở mà thường chỉ bị đẩy đi đến những nơi xa xôi hẻo lánh. Tuy nhiên, anh vẫn không thấy buồn, trái lại còn có phần vui vì như vậy đã tránh được cuộc sống đầy cạnh tranh, chen lấn của xã hội đương thời.
Chính với tâm trạng trên, khi bị bắt cóc đưa lên một tu viện Lama xây dựng ở lưng chừng trời, bên mép một dãy núi hoang vu ở Tây Tạng, anh đã gặp Lama tu viện trưởng và đã bị ông thuyết phục đến mức muốn ở lại đây để làm tu sĩ. Và chỉ ít lâu sau anh được tu viện trưởng trước khi chết đã cho anh kế vị.
Nhưng vì bổn phận đối với Mallinson, viên phó lãnh sự cùng đi, một thanh niên có gia đình thân thuộc, có người yêu ở London, nên anh này nhất thiết đòi về. Và có lẽ còn vì Lo-Tsen, một nữ tu sĩ đã nhiều tuổi lắm rồi, song trông cô vẫn còn trẻ, coi như mới chỉ mười bảy, mười tám tuổi, như lúc cô mới đến tu viện Lama. Conway đã yêu cô, một tình yêu không đòi hỏi được đáp lại, yêu cái thanh tú mảnh mai, và anh không ngờ Mallinson đã thuyết phục được Lo-Tsen thu xếp cùng trở về.
Hai người cần có Conway là người có thể giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn đầy rẫy trên đường.
Vì bổn phận và vì yêu hai người, nên anh đã nhận lời đưa họ trở về…
Conway không hề kể lại cho bạn bè nghe về câu chuyện trở về này, nên chỉ biết do ngẫu nhiên mà một người bạn anh đã gặp được anh đang nằm tại một bệnh viện của Hội truyền giáo ở Trùng Khánh: Lúc này anh đã mất hết trí nhớ. Bạn anh đã ở lại chăm sóc cho anh hồi phục được trí nhớ rồi đưa anh về London. Nhưng giữa đường, anh đã lẩn đi, dường như để tìm đường trở lại tu viện Lama, khiến bạn anh đã mất bao công sức đi hàng ngàn dặm đường, đi khắp nơi để tìm anh. Liệu anh có tìm được đường trở về tu viện Shangri-La ở Tây Tạng không? Đó là điều khó hiểu.
***
James Hilton là một tiểu thuyết gia người Anh đã viết một số tiểu thuyết bán chạy nhất, bao gồm Lost Horizon (1933) và Goodbye, Mr. Chips (1934), Random Harvest (1941). Trong tác phẩm Lost Horizon, ông hư cấu ra Shangri-La.
Sinh ra tại Leigh, James Hilton là con trai của John Hilton, hiệu trưởng của Trường Chapel End ở Walthamstow. Ông được đào tạo tại Leys School, Cambridge.
Hilton đã viết hai cuốn sách nổi tiếng nhất của mình, Lost Horizon (1933) và Goodbye, Mr. Chips (1934), trong khi sống trong một ngôi nhà liền kề khá bình thường trên Oak Hill Gardens, Woodford Green. Ngôi nhà nay vẫn còn, với một tấm bảng màu xanh đánh dấu cư trú của Hilton.
Ông đã kết hôn hai lần, lần đầu tiên đến Alice Brown và sau đó đến Galina Kopineck. Cả hai cuộc hôn nhân đã kết thúc bằng ly hôn. Ông qua đời tại Long Beach, California do ung thư gan.
Tác phẩm:
Mời các bạn đón đọc Đường Chân Trời Đã Mất của tác giả James Hilton.