Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 18 - Nhiều Tác Giả

XÃ hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ ở cuộc đấu tranh không ngừng, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh xã hội. Trong bất cứ thời đại nào, cuộc đấu tranh chống thiên nhiên cũng không thể do một cá nhân riêng lẻ tiến hành được. Từ khi xã hội chia ra giai cấp, cuộc đấu tranh xã hội cũng luôn luôn do những tập đoàn khác nhau, đối lập nhau tiến hành. Lực lượng chủ yếu tham gia đấu tranh chống thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên là lực lượng những người lao động sản xuất, và lực lượng quyết định trong cuộc đấu tranh xã hội, đẩy xã hội tiến lên trước hết cũng là lực lượng những người lao động sản xuất. Nói những người lao động sản xuất tức không phải nói một người lao động này hoặc một người lao động khác riêng lẻ mà là nói đến một tập đoàn đông đảo. Chính vì vậy mà chủ nghĩa Mác kết luận rằng : Lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử những người sản xuất. Hiện nay, kết luận ấy đã trở thành một chân lý chỉ đạo cho các hoạt động xã hội, cho các khoa học. Những kết luận ngược lại cho rằng anh hùng tạo ra thời thế, cá nhân quyết định lịch sử, thần thánh trời Phật sáng tạo ra tất cả v.v… đều là trái với chân lý, trái với khoa học và sẽ dẫn đến chỗ làm ngăn trở bước tiến của mọi hoạt động xã hội. Thực ra, trước khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, những kết luận trái với khoa học nói trên đã tồn tại khá lâu, đã gieo vào đầu óc người ta những tư tưởng cản trở sự tiến bộ của xã hội. Đến ngày nay, tàn tích những tư tưởng ấy không phải đã bị tiêu diệt mà vẫn còn dai giẳng thống trị trong xã hội. Cho nên trong mọi lãnh vực hoạt động của công tác tư tưởng, công tác khoa học, cuộc đấu tranh để làm cho sáng rõ chân lý : « lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử những người lao động sản xuất » là vô cùng cần thiết. Riêng trong lãnh vực khoa học lịch sử, chân lý nói trên càng cần phải làm cho sáng rõ để chúng ta khỏi lạc vào những nhận định mơ hồ, phản khoa học trong công tác.

Nhưng như thế phải chăng chúng ta phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch sử ? Không. Những người lao động sản xuất sáng tạo ra lịch sử nhưng trong quá trình tiến triển của lịch sử, cá nhân có tác dụng nhất định, điều đó chúng ta không phủ nhận. Song tác dụng ấy không phải là tác dụng quyết định cuối cùng mà quyết định cuối cùng vẫn là quần chúng nhân dân. Vấn đề là : cần chứng minh xem tác dụng cá nhân đến mức độ nào và ngay trong mức độ ấy, nếu chúng ta nghiên cứu cho kỹ thì chúng ta sẽ thấy chính những cá nhân lỗi lạc cũng đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của lực lượng quần chúng.

Hãy lấy một vài tỉ dụ trong lịch sử nước ta thì đủ rõ.

Mời các bạn đón đọc Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 18.