Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Mật Mã Thanh Minh Thượng Hà Tập 1 - Dã Văn Bưu

“Mật mã Thanh MinhThượng Hà - Vô số âm mưu và những cuộc tàn sát ẩn chứa trong hoạ phẩm kiệt tác ngàn năm”.

Bộ tiểu thuyết Mật mã Thanh minh thượng hà được hư cấu từ bức tranh cổ “Thanh minh thượng hà đồ”, bản gốc thời Tống của Trương Trạch Đoan. Các câu chuyện trong đó được dựng lên từ chính các nhân vật được vẽ trong bức tranh cổ. Bức tranh có 824 nhân vật vô danh, giờ đây mỗi nhân vật đều có tên có họ. Họ cải trang, mai phục trong ghe thuyền xe kiệu cho tới quán rượu quán trà. Quang cảnh tưởng chừng như thái bình thịnh trị, kì thực nguy hiểm đang rình rập bốn bề. Trong tiếng rao của người bán hàng rong, những tên gián điệp, thích khách của các nước Kim, Liêu, Tây Hạ, Cao Ly đã dần dần nhập cuộc, 824 nhân vật sống dậy từng người từng người một, chỉ còn đợi chiếc thuyền chở khách trôi qua gầm cầu cong cong kia, thước phim về sự sụp đổ của vương triều Bắc Tống sẽ được mở màn. Đây chính là mỹ cảnh tuyệt đẹp nhất về sự thịnh trị của nhà Bắc Tống, hơi thở của sự diệt vong đang ẩn khuất trong khói sóng trên dòng Biện Hà: “Chính giữa bức tranh, giữa đám tàu thuyền tấp nập trên Biện Hà, một con thuyền trông bình thường như bao con thuyền khác đang từ từ trôi qua gầm cầu, thế nhưng vì không kịp hạ cọc buồm xuống, chiếc thuyền như sắp đâm vào cầu tới nơi. Trên thuyền mọi người tay chân cuống loại, bên bờ kêu hô ầm ĩ, trong cơn hỗn loạn, một bóng lạ lướt qua, một trận khói sương mù mịt ập tới, đến khi khói tan sương nhạt, trên thuyền chỉ còn lại 24 thi thể, tất cả mọi người đều chỉ biết há hốc miệng không tin vào mắt mình…”

Một cục diện li kỳ chưa từng có dần dần hiện ra, tình tiết đan xem, các đầu mối gắn kết, 824 nhân vật từ từ bướcra, kể cho bạn nghe bí mật về một vương triều ẩn náu trong Thanh Minh Thượng Hà.

***

Muốn biết rõ nhà Đại Tống thịnh suy ra sao, nên tìm hiểu bắt đầu từ những con thuyền buồm trên sông Biện Hà[3].

Thời Tống, việc vận chuyển hàng hóa chủ yếu dựa vào đường thủy, nếu nói Biện Kinh[4] là đầu não của cả nước thì Biện Hà là yết hầu. Sông này chạy chếch qua kinh thành, phía tây giáp Hoàng Hà, phía đông cận kề vùng Hoài - Tứ, phía nam chảy xuôi đến Trường Giang. Năm sáu chục phần trăm hàng hóa của cả nước thông qua Biện Hà chuyển đến Biện Kinh. Vì thế mà Đại Tống lấy Biện Lương làm kinh đô. Thuyền chở hàng trên sông Biện Hà quanh năm không ngớt, vô số buồm trắng đang vươn lên tựa những cánh chim đang khiêu vũ cùng những mái chèo nhịp nhàng sinh động, cùng vận chuyển lượng khách và hàng hóa vô cùng lớn. Nhất là khi vừa sang xuân, nước sông bắt đầu dâng lên, lại được gió đông trợ lực thì tàu thuyền ngược xuôi chật kín mặt sông không dễ gì mà lách qua được. Tuy nhiên kể từ năm ngoái khi Phương Lạp[5] nổi loạn ở miền đông nam thì tàu thuyền đi Biện Kinh thưa thớt hẳn, mặt sông hôm nay khá vắng vẻ.

Tuy kém nhộn nhịp, tuy đông nam có bạo loạn, thì người Biện Kinh vẫn hào hứng thưởng xuân, huống chi hôm nay là tiết thanh minh, già nửa dân chúng đều ra ngoại thành tảo mộ, du xuân, đôi bờ Biện Hà vẫn hết sức đông đúc, ồn ã lao xao. Dòng nước đang êm ả chảy về đông, sương khói bảng lảng quanh những cành liễu xanh mới nhú, cảnh sắc vẫn tươi mới sinh động như xưa.

Trong quán rượu của Chương Thất Lang ở bờ bắc Biện Hà, ngồi trước lan can nhìn ra bờ sông là một nam trung niên đang lim dim mắt, ngón tay gõ nhịp trên lan can. Đó là Cổ Đức Tín - quan lệnh sứ của Viện Khu Mật[6], phụ trách miền nam. Ông ta đang chờ người, cũng bởi thế mà ông chẳng thiết ngắm cảnh sông.

Lúc này mặt trời đã lên giữa đỉnh đầu, tức chính ngọ. Cổ Đức Tín ngoảnh nhìn, thấy gã tùy tùng thân tín của mình là Cam Lượng đang tán chuyện với chủ quán, bèn hỏi: “Thế nào rồi?”

Mời các bạn đón đọc Mật Mã Thanh Minh Thượng Hà Tập 1 của tác giả Dã Văn Bưu.