Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Ngọc Sáng Trong Hoa Sen - John Blofeld

Ngọc sáng trong hoa sen (tựa tiếng Anh: The Wheel of Life) là cuốn sách nói về cuộc du hành của John Blofeld tại châu Á. Xuất bản năm 1959, quyển sách được sự đón nhận nhiệt thành của độc giả với số bán kỷ lục trên một triệu bản ngay trong năm đầu tiên ra mắt. Cho đến nay, dù thời gian trôi qua, nhiều sự kiện đã thay đổi nhưng Ngọc sáng trong hoa sen vẫn là một trong những cuốn sách giá trị về phương Đông và thường được dùng làm tài liệu tham khảo trong các trường đại học.

Trong nửa thế kỷ qua, số người phương Tây thăm viếng phương Đông không phải là ít nhưng hiếm có ai lĩnh hội được tinh hoa của phương Đông như John Blofeld. Tất nhiên Lafcadio Hearn đã làm điều này, nhưng ông chỉ ghi nhận vài chi tiết huyền bí về châu Á. Alan Watts đi xa hơn trong việc tìm hiểu những giá trị tâm linh, nhưng ông cũng chỉ chú trọng về kỹ thuật và phương pháp chứ không đào sâu vào những phương diện khác. John Blofeld khác hẳn hai tác giả trên, ông không ghé thăm như một khách lạ mà sống hẳn ở đây gần trọn cuộc đời. Không những ông học hỏi và trải nghiệm nhiều, mà ở Ngọc sáng trong hoa sen ông còn chia sẻ với chúng ta những vui buồn của kiếp người trong giai đoạn giao thời giữa Đông và Tây lúc đó.

Khi Trung Hoa Cộng sản thắng thế tại Hoa lục, ông phải rời Trung Hoa nhưng lòng vẫn luôn luôn hướng về mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình. Khi cuộc Cách mạng Văn hóa bùng nổ, ông là người phương Tây đầu tiên đã viết kháng thư phản đối và gọi hình ảnh Hồng vệ binh đốt sách vở, phá đền miếu là những “hành động phá hoại tồi tệ trong lịch sử nhân loại”. Đau đớn trước thảm trạng hủy diệt văn hóa, ông âm thầm sưu tầm, phiên dịch các tác phẩm lớn của Trung Hoa ra Anh ngữ, không phải chỉ cho độc giả phương Tây mà còn cho cả thế hệ sau của người Trung Hoa lưu vong. Ông là một trong số ít người Tây phương thiết tha làm công việc bảo tồn truyền thống văn hóa Trung Hoa. Chính điều này đã bảo đảm cho giá trị văn hóa được truyền tải trong quyển sách Ngọc sáng trong hoa sen cũng như những quyển sách khác của ông.

Cuốn sách gồm 9 chương:

Chương 1: Mộng và thực
Chương 2: Tứ hải giai huynh đệ
Chương 3: Hổ cốt tửu và Thanh trúc địch
Chương 4: Nhẹ bước tiêu dao
Chương 5: Bắc Kinh
Chương 6: Ngũ đài sơn
Chương 7: Biển khổ
Chương 8: Buổi giao thời
Chương 9: Vầng dương tỏa rạng

***

Tác giả cuốn sách: John Blofeld là một học giả người Anh, đã sống nhiều năm tại Trung Hoa, Tây Tạng, Ấn Độ và Thái Lan.

Ông là một trong những người tiên phong trong việc giới thiệu truyền thống văn hóa, tôn giáo phương Đông cho người phương Tây.

Ngoài việc phiên dịch các tác phẩm lớn của Trung Hoa như Kinh Dịch, Kinh Thi, Sử Ký, Nam Hoa Kinh và Đạo Đức Kinh ra tiếng Anh, ông còn soạn thảo nhiều bộ sách giá trị về Phật giáo như “Bodhisattva of Compassion”, “The Road to Immortality”, “The Zen teaching of Huang Po”, “The Zen teaching of Hui Hai”, “Tantric Mysticism of Tibet”. Ông là chủ bút tờ Trung Đạo (The Middle Way), cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Thế giới.

Ông qua đời năm 1987.

***

Dịch giả cuốn sách:. Ông tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Nguyên Phong rời Việt Nam du học ở Mỹ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán.

Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle, Mỹ. Ông còn giảng dạy tại một số đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ về lĩnh vực công nghệ phần mềm.

Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông. Trong số đó, có thể kể đến các ấn phẩm: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ cõi sáng, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…

***

Tôi rời Almora một cách phấn khởi. Chưa lúc nào lòng tôi lại chan chứa một hy vọng lớn như vậy. Bao cảm giác buồn chán, thất vọng đều tiêu tan, tôi thấy thoải mái, an lạc như vừa lột xác. Trong bao năm qua, chưa lúc nào tôi biết rõ mình sẽ phải làm gì như lúc này. Kể từ khi được Kim Cương trưởng lão thu nhận, làm lễ điểm đạo và sau đó đi du lịch khắp Trung Hoa, tôi đã gặp gỡ nhiều danh sư. Tôi đã học hỏi, thực hành nhiều pháp môn khác nhau nhưng không thành công bao nhiêu. Dù cố gắng tham cứu về Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và các pháp môn khác nhưng lần nào tôi cũng nhìn thấy mình trở về với Mật Tông. Dĩ nhiên Mật Tông có hàng trăm, hàng ngàn tông phái khác nhau nhưng chỉ đến lúc này tôi mới hiểu rõ con đường phải đi. Nếu tin vào nhân duyên thì tôi phải nói rằng trước lúc đó tôi chưa đủ duyên nên mọi sự đều ẩn tàng, không rõ rệt. Dù Hòa thượng Ninh Hải đã tiên tri nhưng tôi vẫn không sao hiểu được. Tại Wat Chalem, hình như có một mãnh lực kỳ lạ gì thôi thúc, hình ảnh một cánh rừng núi với cây cối xanh ngắt đã hiện lên một cách vô ý thức trong tâm tôi nhưng tôi vẫn không biết được nơi nào mà tôi phải tìm đến. Phải đợi đến khi gặp Lạt ma Govinda tôi mới ý thức rằng đã đến lúc tôi phải trở về nhà, tìm đến người trưởng môn của phái Dolijang (Sgromal-janku) để hoàn tất nghi thức nhập môn mà trước đây tôi đã vô tình bỏ dỡ. Hơn lúc nào hết tôi biết mình thực sự muốn gì và phải tìm kiếm gì.

Cuộc gặp gỡ Lạt ma Govinda đã để lại cho tôi một ấn tượng hết sức sâu đậm về tu sĩ này. Thật ít người phương Tây nào lại quán triệt được những tinh hoa phương Đông như ngài. Theo chỗ tôi được biết thì chỉ có hai người Âu xứng đáng được coi như là những người tiên phong, đã mở đường dẫn lối cho những người khác: Lạt ma Govinda và giáo sư Evans Wentz. Lạt ma Govinda là một người Âu đã xuất gia tại Sri Lanka nhưng qua Tây Tạng học hỏi với các danh sư Kim Cương Thừa. Ông đã viết rất nhiều sách và để lại cho thế giới một kho tàng tranh vẽ mà ông đã sưu tầm được tại Tây Tạng. Giáo sư Evans Wentz là một học giả của Oxford đã tháp tùng một phái đoàn các khoa học gia Âu Mỹ qua phương Đông nghiên cứu. Phái đoàn của ông đã đi khắp nơi học hỏi ghi nhận và sau cùng lên Hy Mã Lạp Sơn. Tại đây họ đã tiếp xúc được các bậc cao nhân, ẩn sĩ và được chỉ dẫn rất nhiều. Sau một thời gian học hỏi, họ quyết định không trở về châu Âu nữa mà chọn một đời sống tu hành trên rặng núi Tuyết này. Chỉ có hai người, giáo sư Evans Wentz và Baird Spalding lãnh trọng trách trở về Anh quốc hoàn tất cuộc nghiên cứu bằng một hồ sơ tường trình cuộc du khảo của họ[13]. Sau đó giáo sư Spalding cũng bỏ lên Tuyết sơn tu học, chỉ còn giáo sư Evans Wentz tiếp tục dịch thuật nhiều sách tham khảo có giá trị khác, đặc biệt là các sách vở về Kim Cương Thừa mà ngày nay vẫn được các học giả coi là những tài liệu hết sức giá trị.

Mời các bạn đón đọc Ngọc Sáng Trong Hoa Sen của tác giả John Blofeld.