Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tập San Sử Địa Tập 4 - Giáo Sư Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn

Tập san Sử Địa là một tập san học thuật sưu tầm, khảo cứu chuyên ngành do nhóm giáo sư, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn chủ trương thực hiện, phát hành mỗi 3 tháng, với Nguyễn Nhã làm chủ nhiệm và Phạm Thị Hồng Liên quản lý, và với sự bảo trợ của nhà sách Khai Trí tại Sài Gòn. Toàn bộ Tập San Sử Địa gồm có 29 số (22 tập), được phát hành từ năm 1966 cho tới sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 thì ngừng lại.

Ban chủ biên tập san có sự tham gia của các chuyên gia như giáo sư Nguyễn Thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Phạm Cao Dương, Quách Thanh Tâm, Trần Anh Tuấn, Tạ Chí Đại Trường, Chen Chin Hô tức Trần Kình Hòa, Đặng Phương Nghi… Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu tham gia viết bài như Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Hảo, Vương Hồng Sển, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Đăng Thục…

Năm 2007, toàn bộ 29 số tập san Sử địa đã được tái bản dưới dạng số hóa trong một CD-ROM (ảnh) do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp thực hiện dưới sự đồng ý của tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – nguyên chủ bút tập san. Nhân dịp tái bản lần này, giáo sư Phan Huy Lê – chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN – nhận định: “Tập san Sử Địa để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về tinh thần khoa học và ý thức dân tộc của những người chủ trương tập san và các tác giả bài viết. Tính khoa học và tính dân tộc là đặc điểm bao trùm của tập san. Nhiều bài viết trên tập san thật sự là những công trình nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tư liệu công phu, xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và nêu cao các giá trị văn hóa dân tộc…”

***

Trong các vị vua chúa sáng-nghiệp trong lịch-sử Việt-Nam, Trịnh Kiểm hẳn là người có khoảng đời hàn-vi độc-đáo. Thế mà trong khoảng chừng mười năm, từ địa-vị cố-cùng can-phạm, đã vượt lên đến hàng một đại tướng (được ban tước Dực quận-công năm Kỉ-hợi I539). Rồi sáu năm sau, chiếm hết quyền văn vũ, sau khi kẻ đỡ đầu mình, Nguyễn Kim, đã bị một viên hàng-tướng đầu độc (năm Ất-tị, I545). Biết đâu trong vụ nầy, không có tay ngầm của Trịnh Kiểm. Tuy bất ngờ chỉ lấy danh thái sư LẠNG quốc-công, nhưng kì thật đã nắm hết quyền-bính như một chúa-tể (Sau khi Mạc bỏ Thăng-Long, con là Trịnh TÙNG mới lên tự tôn là chúa vào năm Kỉ-mùi I599).

Các sử-gia, khi chép gốc-tích vui chúa, thường tìm kiếm hoặc bịa đặt những điều linh-dị để xác chứng cái thuyết thiên định hoặc đức tin vào sự điềm lành. Nhưng đối với họ Trịnh, họ không giấu cái gốc hàn-vi ti-tiện. Ngay như các sử thần dưới triều Lê Trịnh cũng đã công-nhiên chép sự ấy rõ ràng. Trong triều chúa Tây Trịnh TỘ (I657-I682), các sử-thần dưới sự giám-sát Duệ quận-công HỒ SĨ-DƯƠNG 1 đã chép trong sách Đại-Việt Lê triều đế vương TRUNG HƯNG công nghiệp thật lục 2 đoạn dịch sau nầy về Trịnh Kiểm :

Vương người huyện Vĩnh-phúc, làng Sáo-sơn (cũng đọc Sóc-sơn). Tằng tổ là Trịnh LIỄU ; nhà nghèo, ham học, tích đức, làm việc nghĩa. Họ hàng khen hiếu, làng xóm khen đễ. Xa gần nghe tiếng, ai là không kính mộ đức của ông. Một hôm trời cho ông được một ông thầy địa giỏi, táng được phúc-địa. Sau đó, ông dời đến ở làng Biện-thượng ; lấy vợ họ Hoàng. Thi đậu tam trường. Được hơn ba năm mới sinh Trịnh LAN. Trịnh Lan làm điều thiện không mỏi, nhân hậu có thừa ; lại lấy vợ họ Hoàng ở làng Biện-thượng, sinh Trịnh LÂU. Trịnh Lâu lại hay mở rộng lòng nhân, chăm làm việc phúc ; lấy vợ ở huyện Yên-định, xã Vệ-quốc, Hồ-thôn, cũng họ Hoàng, sinh Trịnh Kiểm (tức là Thái vương).

Vương sinh ra thông-minh, biết rộng, không phải người thường ví kịp. Lúc mới sáu tuổi, cha mất sớm. Cùng mẹ, trở về quê tổ (Sáo-sơn). Đến năm lên chín, chăn trâu ở núi Phượng-sơn. Có khi trộm được gà vịt thì đem đến đó mà ăn ; kết-tập mục-đồng, luyện tập thành cơ ngụ. Người ta lấy làm lạ. Đến năm mười bảy tuổi, hùng-dũng hơn người, trí lược khác thường. Xã nhà sợ sẽ thành kẻ trộm cướp, nhiều lần muốn làm hại để tránh họa đến sau.

Mời các bạn đón đọc Tập San Sử Địa Tập 4 của tác giả Giáo Sư Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn.