Hương Rừng Cà Mau kể những câu chuyện về làng quê, về nông thôn, nhất là vùng quê Tây Nam Bộ. Đến nay, trải qua bao nhiên năm tháng, các câu truyện trong Hương Rừng Cà Mau vẫn là những câu chuyện hấp dẫn đối với bạn đọc, đặc biệt là đối với bạn đọc không có điều kiện gần gũi quê hương, phải tha phương cầu thực hay đi làm ăn nơi xứ người lạ lẫm.
***
Với câu chữ:
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả,
Tới Cà Mau - Rạch Giá
Cất chòi, đốt lữa giữa rừng thiêng…
Muỗi, vắt nhiều như cỏ,
Chướng khí mù như sương.
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú,
Hoa lá rụng, buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn,
Ðôi tâm hồn cô tịch
Nghe lắng sầu cô thôn
Dưới trời mây heo hút…,
Hơi Vọng Cổ nương bờ tre bay vút
Ðiệu Hò… ơ theo nước chảy, chan hoà
năm tháng đã trôi qua
Ray rứt mãi đời ta
Nắng mưa miền cố thở
Phong sương mấy độ qua đường phố,
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…
S.N.
Những truyện nầy xảy ra vào khoảng 1930-1940. Tên các nhân vật đều tưởng tượng mà ra, nếu trùng với những người có thật thì chỉ là sự tình cờ, ngoài dụng ý của tác giả.
***
Tập truyện ngắn Hương Rừng Cà Mau gồm có:
***
Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá. Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.
Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu. Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.
Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…
Năm 1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học". Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mời các bạn đón đọc Hương Rừng Cà Mau của tác giả Sơn Nam.