Độc giả thân mến.
Nhắc đến Nguyễn Công Hoan, chắc Quý Vị không còn xa lạ gì nhà văn ấy.
Trong thời tiền chiến, ai mà chẳng đọc qua các quyển: Tắt lửa lòng, Bước đường cùng, Tấm lòng vàng, Cô giáo Minh, Trên đường sự nghiệp, Lệ Dung, Nợ nần, Bơ vơ, v. v…
Hơn nữa, một số tác phẩm của ông đã được và Đoàn Kịch nghệ nổi tiếng thời ấy phóng tác thành tuồng cải lương, lưu diễn từ Nam chí Bắc và được đồng bào các giới tán thưởng nồng nhiệt!
Ông sáng tác đủ mọi chiều hướng: Trữ tình, Xã hội, Tranh đấu, Giáo dục,… nhưng có một điểm nổi bật hơn hết là mỗi tác phẩm của ông đều mang một sắc thái đặc biệt… đánh dấu một bước tiến mới cho bộ môn tiểu thuyết thời ấy.
Nhưng, từ 20 năm qua… những tác phẩm của ông hầu hết bị thất lạc, bị mai một vì nạn Đất Nước qua phân!
… cho đến bây giờ, một số tác phẩm của ông đã được tuyển chọn làm Tài liệu Tham khao Văn chương cho Chương trình Đại học Văn khoa.
Vì vậy, để giúp cho các sinh viên Đại học có đầy đủ tài liệu tham khảo cũng như sưu tập và bồi dưỡng lại những áng văn hay của nền văn học nước nhà, chúng tôi cho tái bản một số tác phẩm chọn lọc của ông.
Ngoài ra, nhắc và nói đến ông, chúng tôi không vì mục đích chính trị hay một tham vọng nào khác.
Ở đây, chúng tôi chỉ nhắc và nói đến ông: con người Nguyễn Công Hoan của thời xa xưa chứ hiện tại, ông là một nhà văn đang phục vụ cho chính quyền Miền Bắc thì, dù muốn dù không, ngòi bút của ông cũng không thể phục vụ thiết thực và hữu ích cho nền văn học hiện đại.
Và, sống dưới chế độ đảng trị, với lối suy tưởng một chiều, chúng ta không tin rằng ông sẽ sáng tác được những tác phẩm tương đối có một tầm giá trị sâu rộng; và được quần chúng ưa chuộng như những tác phẩm mà ông đã sáng tác trong thời Tiền chiến.
Saigon, ngày 1 tháng 4 năm 1967.
***
Tiểu thuyết xoay quanh bốn số phận khác nhau, đáng thương và đáng trân trọng. Lệ Dung trong truyện cùng tên, là cô con gái xinh đẹp, may mắn sống trong sự giáo dục chu đáo của gia đình và nền học vấn tiến bộ. Cô có một tình yêu đằm thắm với người bạn học Liêm Khê. Nhưng đến ngày cưới thì Liêm Khê bị bắt, để lại Lệ Dung với nỗi buồn đau tuyệt vọng, không tin tức.
***
Hai năm sau.
Vào ngày cuối tháng Một, nhà ông Tú có một quang cảnh vui vẻ, ngày vu quy của Lệ Dung.
Nàng kết hôn với Hải Ngọc.
Từ ngày Hải Ngọc chữa cho ông Tú khỏi bệnh thương hàn, thì chàng đi lại nhà ông thân mật hơn trước. Có một lần, ông đã về chơi quê chàng.
Ông Tú quý chàng và yêu chàng, nên coi chàng như người nhà. Lại thấy chàng cũng là con nhà nho, nên có lần ông nói chuyện riêng với bà rằng:
- Giá anh ta hỏi con Lệ Dung, thì dù con bé không bằng lòng, tôi cũng ép.
Nhưng ông không phải ép tí nào. Vì chính Lệ Dung cũng đã hiến trái tim cho chàng từ lâu.
Hai người tha thiết yêu nhau trong ngót một năm, yêu nhau bẳng tấm tình của người lớn, và cùng hẹn nhau là khi nào tòa báo có cơ sở vững vàng, hãy làm lễ thành hôn.
Thì đến nay, Hải Ngọc đã trở nên một kiện tướng
…
Mời các bạn đón đọc Lệ Dung của tác giả Nguyễn Công Hoan.