Du Tử Lê (sinh 1942) tên thật là Lê Cự Phách, là một nhà thơ Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.
Ông sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.
Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.
Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.
Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.
Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972.
Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Du Tử Lê cùng với Mai Thảo và Phạm Duy bị kết án tử hình vắng mặt trên đài phát thanh của Mặt trận giải phóng Miền Nam vì có thái độ chống đối cộng sản quyết liệt. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông sang tỵ nạn bên Hoa Kỳ.
Hiện ông đang sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết, và là nhân viên khế ước của đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1996. Ông cũng từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải, và Văn nghệ ở Hoa Kỳ.
***
“Nó nhỏ tí thua mọi thứ hạt giống, nhưng khi nó đã lớn lên thì nó to hơn rau cỏ mà thành một cây đến đổi chim trời đến nương náu trên cành nó.”
Mt. 13. 22.
Hai tuần lễ trôi qua như một chớp mắt. Mười bốn ngày tôi không ra khỏi nhà. Mười bốn ngày, chàng cũng chỉ ra khỏi nhà trong những lúc thật cần thiết. Thức ăn được dự trữ. Văn phòng giao cho người khác. Trước cửa nhà, chúng tôi treo tấm bảng “đi vắng”. Mỗi một ngày đi qua, tôi một bước gần hơn tới chiếc mộ huyệt chôn sống đời mình. Mỗi một ngày đi qua, Cảo không ngớt rót vào tai tôi “nếu thực sự thương anh, Thiện nên lấy Phong.” Hay chàng bảo “Lấy Phong, là Thiện yêu anh vậy.” Tôi nghĩ chàng không sung sướng khi nói câu này. Tôi biết chàng phải vận dụng tất cả sự cao thượng, hy sinh để trước sau chỉ nói với tôi, một câu như vậy. Tôi hiểu mình phải quyết định, Quyết định để cứu nhau. Quyết định để còn chàng, còn tôi nữa, trong tình yêu của chàng.
Trở về Seattle, tôi đồng ý đề nghị làm đám cưới thật gấp của Phong. Ba tôi điện thoại thông báo mọi chuyện với Cảo. Gia đình tôi muốn chàng hiện diện trong ngày cử hành hôn lễ. Tôi cũng vậy. Tôi bảo “đến với Thiện, lần cuối”. Cảo không hứa. Chàng nói, chàng chỉ xin lúc Cha làm thủ tục hỏi có phải tôi tự ý bằng lòng lấy Phong hay không thì tôi sẽ nhìn xuống cuối nhà thờ. “Có thể Thiện sẽ tìm thấy anh nơi sát cửa.”
…
Mời các bạn đón đọc Tôi Với Người Chung Một Trái Tim của tác giả Du Tử Lê.