Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Thư Gửi Về Trung Quốc Xa Xưa - Herbert Rosendorfer

Cao Đài, một vị quan tứ phẩm đời nhà Tống đã quyết định du hành vào tương lai 1000 năm sau, mục đích muốn xem đất nước Trung Hoa và con cháu ngàn đời của họ sống như thế nào. Nhưng không ngờ nơi ông đến lại là nước Đức thế kỷ 20 mà không phải là Trung Quốc. Từ đó, biết bao nhiêu thứ mới lạ mở ra trước mắt ông.

Cuốn sách này là tập hợp những bức thư Cao Đài viết cho bạn mình là Di Ngô, những lá thư từ Đức gửi về Trung Hoa đời nhà Tống, qua đó Cao Đài đã kể cho bạn nghe những việc xảy ra với ông và những điều lạ lùng ở thế giới xa xôi này.

***

Nguyên tác “Thư gửi về Trung Quốc xa xưa” của Herbert Rosendorfer xuất bản lần đầu tiên năm 1983 và được tác giả chỉnh sửa năm 1991 (ấn bản thứ 15).

Năm 2008, nghĩa là chỉ trong vòng hai mươi lăm năm, tác phẩm này đã được tái bản tới lần thứ 37! Một con số rất ấn tượng và đầy thuyết phục!

Nhưng sao không phải “xa xăm” mà “xa xưa”?

Tất nhiên có xa xăm, vì những bức thư này được viết ở Đức và gửi về Trung Quốc. Song “xa xưa” chính vì Cao Đài – một quan tứ phẩm đầu thời Tống (thế kỷ 10) ở Trung Hoa – do hiếu kỳ đã dùng “la bàn-thời gian” du hành một nghìn năm vào tương lai và nơi đáp xuống không phải đế đô Khai Phong như đã tính toán mà là thành phố Min-chen ở Đức.

Vì phải chờ tám tháng sau mới tới ngày có thể đáp “la bàn-thời gian” trở về cố hương, Cao Đài buộc phải sống ở Đức và đã viết thư kể cho bạn là Di Ngô về chuyến phiêu lưu cùng nhận xét của mình về con người, phong tục, cuộc sống, lịch sử, chính trị, tôn giáo và văn học của “bọn mũi lõ” vào cuối thế kỷ 20.

Tất nhiên Cao Đài không phát âm được chính xác tên người, đất nước, đồ vật trong tiếng Đức nên người dịch mạn phép chua thêm, trong ngoặc, cách phát âm để độc giả nào xa lạ với ngôn ngữ này có thể cảm nhận dễ dàng hơn nét trào lộng của một tác phẩm ý nhị.

Và, vì Cao Đài không thể biết được những thuật ngữ hiện đại của chúng ta như đĩa hát, máy truyền hình (hay TV), giáo hoàng… nên đã sáng tạo ra những từ lạ tai và ngộ nghĩnh như… bạn đọc sẽ thấy.

Cuối cùng, để có thể chuyển được phần nào không khí cổ văn trong ba mươi bảy bức thư của Cao Đài, người dịch mạnh dạn dùng một số từ học lóm từ truyện kiếm hiệp Trung Hoa: đệ, huynh, tại hạ, túc hạ, tiểu nhị, tửu bảo… chỗ nào không thích hợp, rất mong được bạn đọc thể tất.

Tháng 11 năm 2013
Lê Chu Cầu

***

Lưu ý của tác giả

Những ngày tháng, theo lịch cổ Trung Quốc, trong các thư của viên quan Cao Đài gửi người bạn Di Ngô đã được chuyển sang lịch Âu châu.

Trong phong cách viết thư của người Trung Quốc xưa, những thể thức chào hỏi cuối thư hết sức phức tạp và cầu kỳ nên đã được đơn giản hóa và chỉ dịch theo nghĩa. Trong thư gốc, Cao Đài gọi bạn bằng tên húy và ký bằng tên hiệu, thỉnh thoảng bằng húy danh, song để giản tiện tất cả được thay bằng tên họ.


Mời các bạn đón đọc Thư Gửi Về Trung Quốc Xa Xưa của tác giả Herbert Rosendorfer.