Lúc sinh thời, cô Emily là một truyền thống, một nghĩa vụ, một lo âu, một thứ đảm phụ thế truyền vào năm 1894 đè nặng cả tỉnh kể từ ngày viên đại tá thị trưởng Sartoris, người đã ban hành điều luật cấm các phụ nữa da đen ra phố nếu không quấn tạp dề, đã miễn hẳn mọi khoản thuế cho cô. Việc xá thuế này được tính từ ngày cha cô qua đời, và có hiệu lực vĩnh viễn. Không phải là cô Emily sẽ mang tiếng chịu nhận cứu trợ. Đại tá Sartoris đã bịa ra một câu chuyện loanh quanh là trước đây thân phụ cô Emily đã cho tỉnh vay tiền, và như vậy theo lẽ sòng phẳng thường tình, tỉnh mới tìm cách trả nợ như thế. Chỉ có người thuộc cùng thế hệ và với tầm kiến thức như đại tá Sartoris mới có thể bịa ra câu chuyện tương tự, mà cũng chỉ có phụ nữ mới tin được chuyện đó.
***
William Cuthbert Faulkner (25 tháng 9 năm 1897 – 6 tháng 7 năm 1962) là một tiểu thuyết gia người Mỹ. Đoạt Giải Nobel Văn học năm 1949, và hai giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1955 và 1963, ông là một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ 20.
William Faulkner tên thật là William Falkner (không có chữ u), sinh ra trong một gia đình có tiếng ở New Albany, Mississippi. Gia đình Falkner đã đóng một vai trò đáng kể trong lịch sử vùng Mississipi. Một người biên tập đã nhầm họ của ông thành Faulkner, từ đó ông lấy William Faulkner làm bút danh của mình.
Trong thời gian Thế chiến thứ nhất, Faulkner gia nhập Không quân Hoàng gia Canada, rồi gia nhập Không quân Hoàng gia Anh, nhưng chiến tranh kết thúc trước khi ông được bay chuyến bay đầu tiên. Ông trở về sống tại Oxford và lập gia đình.
Cuốn tiểu thuyết The Sound and the Fury (1929), đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam dưới tựa đề Âm thanh và Cuồng nộ của ông là một trong những kiệt tác văn chương tiêu biểu, với những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ độc đáo. Ở đây dòng ý thức của các nhân vật được tác giả miêu tả một cách miên man bất tận, dưới nhiều giọng điệu và sắc thái, với những phá bỏ về ngữ pháp và cấu trúc câu, gợi đến cõi sâu thẳm vô thức của con người. Một vài trang trong cuốn sách này hoàn toàn không có dấu chấm phảy ngắt câu, là một thử thách lớn đối với những độc giả quen đọc theo lối truyền thống.
Tác phẩm tiêu biểu Tiểu thuyết
Soldiers Pay, 1926
Mosquitoes, 1927
Sartoris, 1929
The Sound and the Fury, 1929 (đã xuất bản ở Việt Nam với tên Âm thanh và cuồng nộ)
As I Lay Dying, 1930 (đã xuất bản ở Việt Nam với tên Khi tôi nằm chết, NXB Hội Nhà Văn, Phương Nam Book, 2012)
Sanctuary, 1931
Light in August, 1932 (đã xuất bản ở Việt Nam với tên Nắng tháng Tám, NXB Hội Nhà Văn, Phương Nam Book, 2013)
Pylon, 1935
Absalom, Absalom!, 1936
The Unvanquished, 1938
The Wild Palms, 1939
If I Forget Thee Jerusalem, 1939
The Hamlet, 1940
Go Down, Moses, 1942
Intruder in the Dust, 1948
Requiem for a Nun, 1951
A Fable, 1954
The Town, 1957
The Mansion, 1959
The Reivers, 1962
Flags in the Dust, 1973
Thơ
Vision in Spring, 1921
The Marble Faun, 1924
This Earth, a Poem, 1932
A Green Bough, 1965
Mississippi Poems, 1979
Helen, a Courtship and Mississippi Poems, 1981
***
Khi cô Emily Grierson chết, cả tỉnh chúng tôi đi dự đám tang; đàn ông thì vì lòng quí mến một thứ gì cổ kính đã sụp đổ; còn đàn bà thì hầu hết là vì tính hiếu kì muốn dòm ngó phía trong nhà cô, ít ra cũng đã mười năm không ai được đặt chân tới, trừ ông lão bộc vừa là người đầu bếp, vừa là người làm vườn.
Đây là một toà nhà bằng gỗ to lớn vuông vắn, trước kia đã có lần sơn trắng. Toà nhà đó với đường mái cong, với những chóp nhọn hoắt, với những bao lơn cuốn vòng theo đúng lối kiến trúc thanh kỳ của những năm 70, toạ lạc tại một khu phố sang trọng nhất nước kia. Nhưng rồi thì những nhà sửa xe, những nhà máy cán bông lấn dần và xoá mờ ngay cả những danh hiệu cổ kính của khu phố, chỉ còn trơ lại có nhà cô Emily vẫn ngạo nghễ vươn lên với dáng suy tàn mà đỏng đảnh giữa đám xe goòng chở bông và những trạm sơn băng, đúng là một cảnh trướng mắt giữa những cảnh trướng mắt khác. Và giờ đây, cô Emily đã nối gót theo những đại diện của hai danh hiệu cổ kính ấy vào nằm trong nghĩa trang dưới bóng tùng vi vu, giữa những dãy mồ vô danh của các Hợp chủng miền Bắc và Liên Quân miền Nam đã gục ngã trên chến trường Jefferson.
Lúc sinh thời, cô Emily là một truyền thống, một nghĩa vụ, một lo âu, một thứ đảm phụ thế truyền vào năm 1894 đè nặng lê cả tỉnh kể từ ngày viên đại tá thị trưởng Sartoris, người đã ban hành điều luật cấm các phụ nữa da đen ra phố nếu không quấn tạp dề, đã miễn hẳn mọi khoản thuế cho cô. Việc xá thuế này được tính từ ngày cha cô qua đời, và có hiệu lực vĩnh viễn. Không phải là cô Emily sẽ mang tiếng chịu nhận cứu trợ. Đại tá Sartoris đã bịa ra một câu chuyện loanh quanh là trước đây thân phụ cô Emily đã cho tỉnh vay tiền, và như vậy theo lẽ sòng phẳng thường tình, tỉnh mới tìm cách trả nợ như thế. Chỉ có người thuộc cùng thế hệ và với tầm kiến thức như đại tá Sartoris mới có thể bịa ra câu chuyện tương tự, mà cũng chỉ có phụ nữ mới tin được chuyện đó.
…
Mời các bạn đón đọc Hoa Hồng Cho Emily của tác giả William Faulkner.