Isaac Bashevis Singer là nhà văn Mỹ gốc Do Thái Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1978.
Isaac Basevic Singer, sinh ở Radzymin, Đế chế Nga (nay là Ba Lan) trong gia đình có bốn người con. Bố là người sùng tín Do Thái giáo thần bí, mẹ ở nhà làm nội trợ. Từ bé I. Singer thường được bố kể cho nghe những câu chuyện về thiên thần, quỷ sứ và nghe mẹ kể những câu chuyện về cổ tích gia đình. Năm lên 4 tuổi, gia đình chuyển về Warszawa Singer vào học ở trường dòng, ông bắt đầu say mê đọc các sách chính trị, kinh tế và văn học cổ điển Nga thế kỉ XIX. Năm 13 tuổi, I. Singer theo mẹ về quê ngoại ở miền Đông Ba Lan, nơi phong cảnh thiên nhiên cũng như cuộc sống con người vẫn còn giữ được khá đầy đủ những nét cổ xưa của thời Trung cổ. Năm 1923 I. Singer quay về Warszawa làm người chữa bản in cho tạp chí Trang văn học (Literarische Bletter). Thời gian này ông nghiên cứu triết học, ngôn ngữ, tâm lý học, các môn khoa học tự nhiên và bắt đầu thử viết văn. Năm 1927 tạp chí Literarische Bletter đăng 2 truyện ngắn đầu tay Tuổi già và Người đàn bà của ông, những năm sau đó ông tiếp tục viết truyện ngắn, dịch các tiểu thuyết hình sự Đức và tác phẩm của K. Hamsun, T. Mann.
Trong diễn từ nhận giải Nobel, I. Singer coi việc tặng giải cho ông là "sự thừa nhận đối với ngôn ngữ Yiddish – một ngôn ngữ chịu cảnh tha hương, ngôn ngữ không có đất, không có biên cương… một ngôn ngữ mà không có từ để diễn tả những khái niệm như "vũ khí", "quân trang", "huấn luyện cực hình", "chiến thuật nhà binh"… Tiếng Yiddish là một ngôn ngữ khiêm nhường và luôn lo sợ nhưng không đánh mất niềm hy vọng của con người". Các nhà phê bình có những đánh giá khác nhau về I. Singer, nhưng ông được coi là một người kể chuyện tài hoa, hấp dẫn. Ông mất ở Surfride, Florida, Mỹ năm 1991.
Tác phẩm:
***
Tiến sĩ Nahum Fischelson bước tới bước lui trong căn phòng gác mái ở khu Phố Chợ, thành phố Vácsava. Tiến sĩ Fischelson là người đàn ông lùn, lưng còng với bộ râu muối tiêu, và đầu hói nhẵn, trừ vài cụm tóc sót lại sau gáy. Mũi ông khoằm như mỏ chim, đôi mắt to, đen, và rập rờn như đôi cánh vỗ của loài chim khổng lồ. Đó là vào một tối mùa hè nóng nực, nhưng Tiến sĩ Fischelson vẫnmặc cái áo khoác đen dài tới đầu gối, cổ áo cứng và nơ đeo cổ. Từ cánh cửa, ông bước chậm rãi tớiô cửa sổ trên mái nhà trong căn phòng nghiêng, rồi ông trở lui. Phải leo mấy bậc thang lên tới ô cửa sổ để nhìn ra ngoài trời. Một ngọn nến trong cái chân đế bằng đồng đang cháy trên bàn và lũcôn trùng các loại bay vo ve quanh ngọn lửa. Thi thoảng một trong những sinh vật này bay quá gần ngọn lửa khiến đôi cánh cháy sém, hoặc có con bốc cháy và rực sáng ngay trên ngọn bấctrong thoáng chốc. Vào những lúc đó, Tiến sĩ Fischelson nhăn nhó. Khuôn mặt nhăn nheo củaông hẳn sẽ co giật và dưới bộ ria rậm ông bậm môi lại. Cuối cùng, ông rút cái khăn tay ra khỏi túi rồi phất vào lũ côn trùng.
“Tránh xa, lũ ngu ngốc đần độn,” ông mắng. “Tụi bay có được sưởi ấm ở đây đâu nào mà chỉ tự thiêu mình thôi.”
Lũ côn trùng tản mác ra nhưng một vài giây sau quay lại và một lần nữa lượn quanh ngọn lửađang run rẩy. Tiến sĩ Fischelson lau mồ hôi trên nếp trán nhăn rồi thở dài, “Giống y như con người chẳng ham muốn gì ngoài cái khoái lạc của khoảnh khắc này.” Trên bàn là một cuốn sáchđang mở viết bằng tiếng Latin, và bên các trang lề rộng là các ghi chú và chú giải được in khổ chữ nhỏ. Cuốn Đạo đức học của Spinoza mà Tiến sĩ Fischelson nghiên cứu nó suốt ba mươi năm qua.Ông biết mỗi mệnh đề, mỗi luận chứng, mỗi hệ luận, mỗi chú giải ông đều thuộc lòng. Khi muốn tìm một đoạn văn cụ thể nào, ông thường mở chỗ đó ra ngay lập tức mà không cần phải tìm. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu Đạo đức học nhiều giờ mỗi ngày bằng cái kính lúp trong bàntay gầy guộc, lẩm bẩm và gật gù tán thành. Thật tình là càng nghiên cứu, Tiến sĩ Fischelson càng phát hiện ra có những câu cú làm bối rối, những đoạn văn tối nghĩa, và những nhận định đầy ẩn ngữ. Mỗi câu hàm súc những thâm ý chưa được thấu hiểu bởi bất kì môn đệ nào của Spinoza.Quả thật, vị triết gia này đã sớm dự kiến được tất cả những phê phán về lí tính thuần tuý do Kant và những môn đệ đề xuất. Tiến sĩ Fischelson đang viết chú giải cho cuốn Đạo đức học. Trong những ngăn kéo đầy ắp những ghi chú và bản thảo, nhưng dường như ông sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn thành công việc. Bệnh dạ dày đã gây ra cho ông nhiều năm nay mỗi ngày mỗi tồi tệ hơn. Bây giờ ông sắp lại bị cơn đau dạ dày sau khi ăn chỉ vài miếng bột yến mạch. “Lạy Chúa Trời, thật khó, khó khăn lắm ạ,”, ông tự nói với mình, dùng ngữ điệu giống như người cha quá cố của ông, Rabbi Tishevitz. “Thật là khó, khó lắm đấy.”
…
Mời các bạn đón đọc Spinoza ở Phố Chợ của tác giả Isaac Bashevis Singer.