Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tầng Lớp Kỹ Giả - Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn

Những đặc điểm vô cùng tai hại của tầng lớp có học của nước Nga đã được xem xét một cách kĩ lưỡng trong tác phẩm Những cột mốc – và đã làm cho cả tầng lớp trí thức đủ mọi xu hướng, từ những người thuộc Đảng Dân chủ Lập hiến cho đến những người cộng sản, đều phẫn nộ và bác bỏ. Trí tuệ uyên thâm mang tính tiên tri của Những cột mốcđã không tìm được sự đồng cảm (chính các tác giả của cuốn sách cũng biết là như thế) của độc giả Nga, không gây được ảnh hưởng đối với quá trình phát triển của nước Nga, không cảnh báo được những sự kiện thảm khốc sẽ diễn ra sau đó. Chẳng bao lâu sau, tên gọi của tác phẩm bị một nhóm người cầm bút khác, những người với quyền lợi chính trị hẹp hòi và trình độ không cao, lạm dụng (Thay thế những cột mốc), cũng mờ dần và biến khỏi tâm trí của những thế hệ có học mới của nước Nga, còn cuốn sách thì biến khỏi các thư viện quốc doanh. Nhưng sau sáu mươi năm, những lời chứng của cuốn sách vẫn không bị lu mờ: Những cột mốc dường như được gửi tới từ tương lai. Chỉ có một điều vui, đấy là sau sáu mươi năm dường như cái tầng lớp có khả năng cỗ vũ cho cuốn sách đã đông thêm.

Hôm nay chúng ta đọc cuốn sách với một tình cảm lẫn lộn: trước mắt chúng ta hiện lên những ung nhọt không chỉ của một thời đã qua mà phần lớn lại là ung nhọt của ngày hôm nay, của chính chúng ta. Vì vậy không thể tiến hành bất kì cuộc thảo luận nào về tầng lớp trí thức hiện nay (do sự phức tạp của thuật ngữ “tầng lớp trí thức”, trong chương này chúng ta sẽ coi đấy là: “tất cả những người tự gọi mình là như thế”, còn trí thức là “bất kì người nào đòi phải coi mình là như thế”) mà lại không so sánh những tính chất của nó với những nhận định của Những cột mốc. Nhìn lại quá khứ bao giờ cũng giúp nhận thức vấn đề một cách toàn diện hơn.

***

Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn là nhà văn, nhà viết kịch của Liên Bang Xô Viết và Liên Bang Nga đoạt giải Nobel Văn học năm 1970.

Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn sinh ở Kislovodsk, vùng bắc Kavkaz. Bố mất khi Solzhenitsyn chưa sinh, mẹ đi làm nghề đánh máy để nuôi con. Năm 1925 hai mẹ con chuyển về thành phố Rostov-trên-sông-Đông (Rostov-na-Donu). Từ năm 1926 đến 1936 học ở trường phổ thông thường bị bạn bè chế diễu vì đeo thập tự và không muốn vào Đội thiếu niên Lenin. Sau đó, nghe theo lời khuyên của các thầy cô giáo, Solzhenitsyn đã tiếp nhận lý tưởng cách mạng, năm 1936 vào Đoàn thanh niên cộng sản Komsomol. Từ nhỏ Solzhenitsyn đã muốn trở thành nhà văn nhưng có năng khiếu toán học nên năm 1936 ông theo học khoa Toán trường Đại học Rostov để sau này dễ kiếm việc làm. Những năm học ở Đại học Rostov, Solzhenitsyn luôn là sinh viên xuất sắc, được nhận học bổng Stalin.

Năm 1970, Alekxandr Solzhenisyn được tặng giải Nobel nhưng ông không đến Thụy Điển nhận lễ trao giải vì sợ sau đó không trở về nước được; hai năm sau ông mới đến nhận giải và đọc Diễn từ. Năm 1974, sau khi công bố bản tuyên ngôn Không sống bằng dối trá (Жить не по лжи) và cho in tác phẩm Quần đảo GULag (Архипелаг ГУЛаг) ở Paris, Solzenitsyn bị bắt, bị nhà nước Liên Xô tước quyền công dân và bị trục xuất sang Cộng hòa Liên bang Đức, sau đó ông định cư ở Hoa Kỳ.

Bản tuyên ngôn Không sống bằng dối trá được viết ngay trước khi ông bị trục xuất khỏi nước Liên Xô đã thể hiện tâm tư của ông, có đoạn viết Chúng ta đã bị phi nhân tính một cách tuyệt vọng tới mức chỉ vì một khẩu phần ăn khiêm tốn hàng ngày cũng sẵn lòng đánh đổi mọi nguyên tắc của mình, tâm hồn của mình, những nỗ lực của tiền nhân và cơ hội dành cho hậu thế - cốt sao sự tồn tại mong manh của mình không bị phá vỡ. Chúng ta chẳng còn lấy một chút vững vàng, một chút tự hào và một bầu nhiệt huyết. Chúng ta thậm chí còn chẳng sợ cái chết vì vũ khí hạt nhân, không sợ thế chiến thứ ba (còn có thể trú ẩn trong những kẽ hầm mà!), thế nhưng lại sợ những hành động can đảm của công dân! Bài viết này được các báo chí trên thế giới đăng lại hoặc nhắc đến, gồm The Washington Post, NewYork Times

***

Vâng, khủng khiếp lắm! Bộ lọc rất tinh, lỗ rất nhỏ, nhỏ lắm, người có nhiều nhu cầu có thể chui qua cái lỗ nhỏ ấy không? Nhưng xin bật mí: chỉ lúc mới vào, chỉ lúc đầu thôi. Sau đó nó sẽ nhanh chóng đẩy anh qua, sẽ không ép chặt nữa, còn sau này thì hoàn toàn không ép gì hết. Vâng, dĩ nhiên là như thế rồi! Sẽ phải trả giá, luận án sẽ bị xé, chức danh sẽ bị tước, lương sẽ bị giảm, bị đuổi, bị khai trừ, đôi khi còn có thể bị lưu đầy nữa. Nhưng chúng sẽ không vất vào lửa đâu. Chúng sẽ không cho xe tăng nghiến lên người đâu. Sẽ vẫn có nhà và sẽ vẫn có cơm.

Đấy là con đường an toàn nhất trong tất cả những con đường khả dĩ của chúng ta, vừa sức nhất cho bất kì người bình thường nào. Nhưng lại hiệu quả nhất! Chỉ có chúng ta, những người đã hiểu rõ hệ thống của mình mới có thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra khi có hàng ngàn, hàng chục ngàn người làm như thế - mới có thể tưởng được được đất nước ta sẽ được thanh tẩy và sẽ biến đổi như thế nào mà không có cảnh đạn lạc bom rơi, không có cảnh đầu rơi máu chảy.

Nhưng đấy cũng là con đường đức hạnh nhất: chúng ta bắt đầu công cuộc giải phóng và thay tẩy từ tâm hồn mình. Trước khi trị quốc chúng ta đã tu thân rồi [8] . Đấy là trật tự lịch sử đúng đắn duy nhất vì nếu chính chúng ta vẫn là những người bẩn thỉu thì làm sạch bầu không khí xung quanh làm gì?

Có người sẽ phản đối: tội nghiệp bọn trẻ quá! Nếu trong khi thi các môn xã hội mà không nói dối thì sẽ bị điểm hai, sẽ bị đuổi học, học vấn và cuộc đời sẽ thành dở dang hết.

Trong một bài khác của tập sách này ta sẽ tiến hành thảo luận việc liệu chúng ta có hiểu đúng và có tìm được con đường tốt nhất để tiến vào khoa học hay không. Nhưng không cần như thế: mất cơ hội học tập chưa phải là mất mát quan trọng nhất của cuộc đời, còn sửa chữa được. Việc ta sẵn sàng chấp nhận những mất mát về mặt tâm hồn ngay từ khi còn trẻ mới là mất mát không thể nào sửa chữa được.

Bọn trẻ có đáng thương không? Nhưng: tương lai không thuộc về chúng thì thuộc về ai? Ai sẽ là tầng lớp tinh hoa quên mình mà chúng ta chờ đợi? Chúng ta bị cái tương lai đó đoạ đày là vì ai? Chúng ta đã già cả rồi. Nếu bọn trẻ không tự xây dựng cho mình một xã hội trung thực thì họ cũng sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy nó.

Mời các bạn đón đọc Tầng Lớp Kỹ Giả của tác giả Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn.