Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Thần Tượng

William, tên thường gọi là Will, trốn học, băng qua cả thành phố đi coi phim, cốt để không bị người quen bắt gặp. Nhưng cậu lại chạm trán cha mình - Sonny - ở ngay phòng đợi của rạp xi-nê ấy. Ông đang đi cùng với một người đàn bà da trắng, tóc vàng.

Đó là một rủi ro rất bình thường. Song cha cậu không phải là một người bình thường, và gia đình cậu, bị biết bao sự việc đang xảy ra đe dọa cuộc sống của họ, cũng không phải là một gia đình bình thường.

Thần tượng là một câu truyện rất cảm động, viết về tình yêu của một người đàn ông với hai người phụ nữ, của người cha với con trai và ngay cả cái tình yêu trừu tượng hơn - tình yêu tự do - cũng được nhắc tới trong tác phẩm. Trong Thần tượng, những mâu thuẫn cá nhân và cuộc đấu tranh của cả cộng đồng chống lại chủ nghĩa Apartheid được đẩy lên kịch tính rất cao. Đó cũng chính là cái giá mà những con người như Sonny và gia đình ông phải trả để tạo nên những chuyển biến trong xã hội Nam Phi.

***

Nadine Gordimer (sinh 20 tháng 11 năm 1923) là nữ nhà văn Nam Phi đoạt giải Nobel Văn học năm 1991.

Nadine Gordimer sinh ở Springs, Gauteng, ngoại ô thành phố Johannesburg, Nam Phi, trong gia đình thợ kim hoàn gốc Do Thái di cư. Bố người Litva, mẹ là người Anh. Sau khi học xong trường dòng, bà vào học trường Đại học Witwatersrand ở Johannesburg. Gordimer đã đi du lịch khắp châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng vẫn sống chủ yếu ở Johannesburg. Năm 1954, bà kết hôn với một thương gia tên là Reinhold Cassirer. Mỗi người có một con gái riêng từ cuộc hôn nhân trước và họ có với nhau một đứa con trai chung.

Nadine Gordimer bắt đầu viết lúc lên chín và truyện ngắn đầu tiên được đăng trên một tạp chí của Nam Phi khi bà mười lăm tuổi. Tập truyện đầu tiên Face to face (Mặt đối mặt) xuất bản năm 1949. Một năm sau đó tập truyện The soft voice of the serpent (Lời dịu dàng của rắn) ra mắt và bà bắt đầu nổi tiếng. Tiểu thuyết đầu tiên The lying days (Những ngày gian dối, 1953) kể về cô gái Helen đã trải qua những biến cố chính trị, xã hội phức tạp ở Nam Phi giống như chính tác giả. Các tiểu thuyết Occasion for loving (Cơ hội tình yêu, 1963), The late bourgeois world (Thế giới tư bản đã mất, 1966) trong một thời gian dài bị cấm xuất bản ở Nam Phi. Năm 1974 tác phẩm The conservationist (Người bảo thủ) được trao giải Booker. Bà nổi tiếng thế giới với tiểu thuyết July's people (Những người tháng bảy, 1981) kể về gia đình một kiến trúc sư bỏ thành phố Johannesburg chạy về làng quê. Trong tiểu thuyết này, bà phân tích mối quan hệ của những người nông dân với một gia đình người da trắng, chỉ ra sự thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa những tầng lớp xã hội khác nhau.

Những năm 1940-1950, khi ở Nam Phi thi hành chính sách phân biệt chủng tộc, đề cao chủ nghĩa Apartheid, cấm hôn nhân giữa người da trắng và da đen, Nadine Gordimer đã dùng ngòi bút của mình để phản kháng. Là một người da trắng sống tại Nam Phi, một nhà hoạt động xã hội xuất chúng, các tác phẩm của bà có ảnh hưởng rất lớn trong dư luận xã hội ở Nam Phi, đặc biệt là tập tiểu luận Living in hope and history: Notes from our century (Sống trong hi vọng và trong lịch sử: Những ghi chép về thế kỉ chúng ta) được xuất bản năm 1999. Gordimer còn đề xuất một dự án từ thiện: tổ chức một tuyển tập của các tác giả truyện ngắn xuất sắc nhất thế giới (trong đó có 5 nhà văn đoạt giải Nobel), xuất bản và bán lấy tiền ủng hộ các nạn nhân bị nhiễm HIV trên khắp thế giới.

Nadine Gordimer luôn mong muốn được sống cuộc sống bình thường, thoát khỏi sự chú ý của công chúng, nhưng sự nổi tiếng của bà cùng nhiều giải thưởng, các bằng tiến sĩ danh dự ở nước ngoài (bà đã từ chối một bằng tiến sĩ danh dự ở Nam Phi), việc bà giữ nhiều vị trí (bà là phó chủ tịch Hội Văn bút Quốc tế) và việc bà liên tục viết, phát biểu tự do trong một đất nước cảnh sát nơi mà sự kiểm duyệt, sự khủng bố các tác phẩm và người dân vẫn còn tồn tại đã khiến bà trở thành "nhà văn Nam Phi kì cựu nhất". Gordimer đã nhiều lần được đề nghị tặng giải Nobel và năm 1991 bà trở thành nhà văn Nam Phi đầu tiên giành được vinh dự này. Sách của Nadine Gordimer được dịch ra gần 30 thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt.

Tác phẩm:

  • Face to face (Mặt đối mặt, 1949), tập truyện.
  • The soft voice of the serpent (Lời dịu dàng của rắn, 1952), tập truyện.
  • The lying days (Những ngày gian dối, 1953), tiểu thuyết.
  • Six feet of the country (Sáu thước đất, 1956), tập truyện.
  • A world of strangers (Thế giới những kẻ lạ mặt, 1958), tiểu thuyết.
  • Friday's footprint (Dấu chân ngày thứ sáu, 1960), tập truyện.
  • Occasion for loving (Cơ hội tình yêu, 1963), tiểu thuyết.
  • Not for publication (Không phải để công bố, 1965), tập truyện.
  • The late bourgeois world (Thế giới tư sản đã mất, 1966), tiểu thuyết.
  • A guest of honour (Khách danh dự, 1970), tiểu thuyết.
  • Livingstone's companions (Những người bạn của Livingstone, 1971) tập truyện.
  • The conservationist (Người bảo thủ, 1974), tiểu thuyết.
  • Selected stones (Những viên đá chọn lựa, 1975), tập truyện.
  • Some monday for sure (Ngày thứ hai nào đó, 1976), tập truyện.
  • Burger's daughter (Con gái của Burger, 1979), tiểu thuyết.
  • A soldier's embrace (Vòng tay người lính, 1980), tập truyện.
  • July's people (Những người tháng bảy, 1981), tiểu thuyết.
  • Something out there (Điều gì ở ngoài nơi đó, 1984), tập truyện.
  • A sport of nature (Môn thể thao tự nhiên, 1987), tiểu thuyết.
  • My son's story (Thần tượng, 1990), tiểu thuyết.
  • Jump and other stories (Cú nhảy và các truyện khác, 1991), tập truyện.
  • Crimes of conscience (Tội phạm lương tâm, 1991), tập truyện.
  • Why haven't you written (Tại sao anh chưa viết, 1992), tập truyện.
  • None to accompany me (Không ai cùng tôi, 1994), tiểu thuyết.
  • The house gun (Súng trong nhà, 1998), tiểu thuyết.
  • Living in hope and history: Notes from our century (Sống trong hi vọng và trong lịch sử: Những ghi chép về thế kỉ chúng ta, 1999), tiểu luận.
  • The pick up (Lượm nhặt, 2001), tiểu thuyết.
  • Loot and other stories (Chiến lợi phẩm và các truyện khác, 2003), tập truyện.

***

Will, hãy thắt cà vạt vào.

Cầu chúa phù hộ châu Phì.

Tôi yêu Kausre Chiefs.

Tôi nhìn vào phía sau đầu của ông trong chuyến trở về bằng xe hơi và thấy như cõi lòng tôi khép lại. Tôi không nghĩ đến gì hết. Tôi không nghĩ đến bà. Tôi chỉ ý thức những gì ở bên ngoài. Những hình dáng trên những xe chở khách "combi" mà luật sự cao bồi chạy đuổi theo và qua mặt. Nhạc của Sting và The Genuises đang phát ra từ băng nhạc. Lớp len dầy ở nệm bọc da cừu dưới bàn tay của tôi. Đủ mọi thứ xung quanh một chỗ trống rỗng, muốn lúc nào có lúc đó.

Khi tôi thấy người đàn ông ôm đầu hai khuỷu tay trong khi bị một cảnh sát viên đánh, và ruột gan tôi lộn tùng phèo – lo sợ cho mẹ tôi! cho bản thân tôi, lo sợ cuộc sống - cha tôi đã áp bàn tay ông lên vai tôi. Ông đã biết. Một bàn tay đặt lên vai tôi. Ðể đòi hỏi ở tôi một điều gì hòa nhập với ông. Và sau khi bà đến gần tôi, để dành tôi là người sau chót như trước kia bà thường làm vậy - một bí mật giữa chúng tôi – khi vào hôn Baby và tôi trước khi đi ngủ. Tôi đã thấy bà để ý, phải đã ghi nhận: trọng lượng của tôi, da hai bên cằm nhão ra và dây nịt tụt xuống ở bụng. Trong gia đình tôi ai cũng gầy xẹp đi. Chẳng phải bà muốn tôi như vậy. Nhưng mặt khác, Baby đã làm cho bà trở nên như chị tôi muốn.

Tôi không biết nói gì với bà. Tôi biết mọi thứ ông đã chuẩn bị để nhìn thấy là sai. Tệ hơn thế nữa, bà không cần thế. Tôi đã có thể bảo ông như vậy. Tôi đã có thể bảo ông nhiều điều ông không để ý, luôn luôn bận tâm vì những chuyện đâu đâu nên không để ý, những điều ấy bây giờ tôi hiểu. Những cuộc đi thăm “bạn đồng nghiệp” ông đã bằng lòng chấp nhận, vì đỡ cho ông khỏi phải chịu trách nhiệm về sự lơ là của ông, các chuyến đi thường có của bà qua biên giới - ồ, ông đã ý thức các chuyến đi ấy không phải hoàn toàn để thăm cháu ngoại, nhưng ông đã sai lầm khi cho rằng bà đã bị Baby và chồng nó lợi dụng (điển hình! dĩ nhiên chỉ người đàn bà tóc vàng của ông có sự thông minh và lòng gan dạ để làm chiến hữu của ông). Ắt hẳn ông đã thấy bà không “vô tội”, một tính từ có nghĩa là từ chối chịu trách nhiệm với nhân dân, như tôi đã nghe ông dùng trong các bài diễn văn.

Mời các bạn đón đọc Thần Tượng của tác giả Nadine Gordimer.