Ở thành phố Captown, Nam Phi, một bà cụ bị ung thư sắp chết. Bà tên là Curren, một giáo sư văn chương cổ điển. Suốt đời bà phải chống lại sự dối trá tàn ác của chê độ phân biệt chủng tộc, tránh xa những chuyện khủng khiếp. Nhưng đến một lúc bà đành phải cam chịu và chấp nhận cơn điên khùng đã mất hết tính người của chế độ ấy.
Trong một bức thư gởi cho con gái đã bỏ chạy sang Mỹ, bà kể lại những chuyện quái đản xảy ra trong những ngày bà sắp qua đời. Bà đã chứng kiến một vụ đốt cháy thị trấn của người da đen gần nơi bà ở, trong đó bà thấy xác chết đã bị bắn nát của đứa con trai người giúp việc bà trước đây. Một thiếu niên da đen đi hoạt động phải trốn chạy trong nhà bà cũng bị các lực lượng an ninh bắt giết. Những ngày cuối cùng của đời mình, bà chỉ còn biết sống cùng một anh chàng vô gia cư nhưng nát rượu đã tìm đến chỗ bà trú ngụ và bà chỉ còn biết chia xẻ với anh ta những điều uất ức và nỗi thất vọng trong cuộc sống con người.
***
John Maxwell Coetzee (sinh ngày 9/2/1940) sinh trong gia đình gốc Đức tại miền Tây Nam Phi, từ nhỏ đã giỏi cả tiếng Anh và tiếng Đức; học các trường đại học tổng hợp Cape Town và Texas; dậy tiếng Anh và văn học; bắt đầu viết văn từ năm 1969 và ngay lập tức được dư luận chú ý từ cuốc sách đầu tiên, nổi tiếng thế giới với tiểu thuyết Giữa miền đất ấy (In the heart of the country, 1977) viết về tính bạo lực và thói ghẻ lạnh là bản chất của chính sách thuộc địa của người da trắng.
“Ruồng bỏ” (Disgrace) của John Maxwell Coetzee – Một nhà văn hai lần đoạt giải Booker: Cuộc sống và thời đạicủa Michael K. (1983) và Ruồng bỏ (1999) – và đoạt giải Nobel Văn học năm 2003. Những tác phẩm của Coetzee được viết bằng giọng văn điềm đạm, ngắn gọn, ít phô diễn kĩ thuật, người mới đọc dễ nắm bắt được mạch tác phẩm của ông và hiểu được cốt truyện. Tất nhiên, để hiểu toàn bộ kĩ thuật hay dụng ý của Coetzee lại không đơn giản lắm.
Các tác phẩm của ông thường đi sâu vào cuộc sống và suy nghĩ riêng của một người nào đó đặt trong một bối cảnh có biến động, phức tạp vì chính trị hoặc bị xô đẩy bởi chiến tranh, như trong Cuộc sống và thời đại của Michael K. thì là hành trình của K. Ruồng bỏ là hành trình của David Lurie, hay Tuổi sắt đá là về bà Curren, một giáo sư sống và chết dần vì bệnh ung thư.
***
Tôi mơ thấy Florence, một giấc mơ hay ảo mộng. Trong mơ, tôi thấy cô ta lại đi xuống đại lộ Chính phủ, tay dắt Hope và cõng Beauty trên lưng. Cả ba mẹ con đều đeo mặt nạ. Tôi cũng có đấy cùng đám đông đủ loại người và tầng lớp tập hợp chung quanh. Không khí như ngày hội. Tôi có nhiệm vụ trình diễn một vở.
Nhưng Florence không dừng lại xem. Cô ta nhìn thẳng và cứ đi như qua một đám hồn ma.
Mắt trên mặt nạ như mắt trong những tranh cổ Địa Trung Hải, to, hình bầu dục, con ngươi ở giữa trông như hạnh nhân của một nữ thần.
Tôi đứng giữa đại lộ đối diện với toà nhà Nghị viện, những người đứng chung quanh xem tôi làm ảo thuật với lửa. Trên cao là những cây chò rất to. Nhưng tôi không nghĩ đến trò mình đang làm. Tôi chăm chú nhìn Florence. Chiếc áo choàng đen buồn thảm của cô ta đã rơi đâu mất. Gió thổi nhàu chiếc quần trắng, cô ta đi chân đất, đầu để trần, ngực bên phải cũng để trần, cô ta đi qua thật nhanh, đứa bé đeo mặt nạ, trần truồng, lon ton chạy bên cạnh, đứa kia giơ tay chỉ trỏ.
Nữ thần này là ai mà đến trong ảo mộng, ngực để trần rồi vụt đi thế nhỉ? Đó là Aphrodite, nhưng không phải Aphrodite với nụ cười đáng yêu, người đỡ đầu của những khoái lạc, mà chỉ là hình dáng xưa cũ, khẩn trương, chỉ như tiếng khóc dồn dập trong đêm tối, tiếng khóc của máu và đất, xuất hiện trong chốc lát cho mọi người thấy rồi đi luôn.
Nữ thần không để lại dấu hiệu hay tiếng gọi nào. Mắt mở trắng dã. Nữ thần thấy mà không thấy gì.
Tôi trình diễn với lửa nhưng vẫn đứng đó, sững sờ. Ngọn lửa từ người tôi phát ra xanh như màu băng tuyết. Tôi không cảm thấy đau đớn gì hết.
Đó là ảo mộng trong giấc mơ đêm qua, nhưng nó đến từ thời gian bên ngoài. Nữ thần đi qua, qua mãi, vẻ ngạc nhiên và tiếc thương, tôi không thể nhìn theo được. Tuy tôi vẫn nhìn ngắm cơn lốc đến từ ảo mộng, nhưng nữ thần và các con cô ta đều trống rỗng, người đàn bà theo sau cũng không có mặt, người đàn bà thường mang những vòng lửa ngoằn ngoèo như rắn trên đầu ấy, vẫn đập tay, vừa khóc vừa nhảy múa.
…
Mời các bạn đón đọc Tuổi Sắt Đá của tác giả John Maxwell Coetzee.