Đêm hôm đó và còn bao nhiêu đêm khác nữa, có lẽ suốt đời nàng, sáng ngủ dậy, bàng hoàng, hai mắt lơ láo, nghĩ đến số phận, con đường đời bao nhiêu chông gai, cạm bẫy, trong lòng thấy hồi hộp, lo sợ. Một mình nàng phải đối phó với tất cả mọi người, bạn cũng như thù, cả đến Sakota đã biết tất cả những gì bí mật của nàng. Đứa trẻ, con nàng, ôm trong tay phải nhận là con vua Hàm Phong. Nàng không thể gọi tiếng nào khác: Hoàng nam hay thế tử.
Đời nàng là cả một cuộc chiến đấu cam go khởi sự từ đây…
***
Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu (29/11/1835 – 15/11/1908), tức Từ Hi Thái hậu, là phi tử của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, sinh mẫu của Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế. Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính thực tế của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An Thái hậu - hoàng hậu của Hàm Phong Đế - khi con trai Đồng Trị Đế lên ngôi. Sau khi Đồng Trị Đế mất, Thanh Đức Tông Quang Tự Đế lên, bà lại tiếp tục giữ vai trò nhiếp chính cùng với Từ An Thái hậu. Theo đó, bà trên đã nắm đại quyền nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ 1861 tới tận khi qua đời năm 1908, trong đó hoàn toàn nắm quyền 27 năm (1881 - 1908) do cái chết của Từ An Thái hậu. Từ Hi Thái hậu cùng với Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã hậu thời Hán được xem là những người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.
Năm 1898, Quang Tự Đế vận động Bách nhật Duy tân, đối với Từ Hi Thái hậu mâu thuẫn gay gắt, thậm chí còn cùng với Khang Hữu Vi bí mật âm mưu ám sát Thái hậu. Biến pháp thất bại, Quang Tự Đế bị giam lỏng, Thái hậu tiếp tục là nhà lãnh đạo tối cao. Khi khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, liên quân 8 nước phương Tây tấn công Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu và hoàng tộc phải chạy tới Tây An. Năm 1901, sau khi Hòa ước Tân Sửu được ký kết, bà mới quay trở lại Bắc Kinh. Những năm về sau, Từ Hi Thái hậu tích cực thực hiện nhiều cải cách, chẳng hạn như giải phóng phụ nữ Trung Hoa khỏi tục bó chân.
Nhiều nhà sử học ở Trung Quốc và hải ngoại thường miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa, người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh, trong khi một số khác cho rằng các đối thủ của Thái hậu đã quá thành công trong việc quy tội bà về những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bà lúc đó. Và thực tế bà không hề tàn nhẫn hơn hay kém những nhà lãnh đạo khác, nếu không muốn nói đã ít nhiều là một nhà cải cách có hiệu quả - dù miễn cưỡng - trong những năm cuối đời.
***
Pearl Buck (tên thật là Pearl Comfort Sydenstricker, có tên Trung Quốc là Trại Chân Châu) là con một nhà truyền giáo người Mỹ. Sau khi ra đời chưa đầy 5 tháng, bà đã được cha mẹ đưa sang Trung Quốc sinh sống. Từ nhỏ và suốt cả cuộc đời bà yêu mến và thích tìm hiểu cuộc sống của người dân Trung Quốc, cảm thông với những người dân địa phương bị nhiều tầng áp bức.
Năm 15 tuổi, bà được gửi trọ học tại một trường dạy Anh văn ở Thượng Hải. Năm 17 tuổi, cha mẹ cho Pearl Buck về Mỹ, học tại Trường Đại học Randolph Macon (tiểu bang Virginia). Năm 1917 bà kết hôn với một mục sư và theo chồng đi truyền giáo tại miền Bắc Trung Hoa. Từ năm 1922, bà dạy ở Đại học Nam Kinh và Kim Lăng.
Năm 1925, Pearl Buck bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Gió Đông, Gió Tây (do chạy loạn Quốc dân đảng, năm 1930 mới xuất bản được). Sau đó hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng khác về đề tài Trung Quốc ra đời, như Đất Lành, Những Người Con Trai, Một Nhà Chia Rẽ, Người Mẹ, Những Đứa Trẻ Chậm Lớn… trong đó tiểu thuyết Đất Lành được nhận giải Pulitzer năm 1931. Năm 1933, bà được Đại học Yale tặng bằng Cử nhân Văn chương Danh dự. Năm 1938, bà được Đại học West Virginia và Đại học St. Lawrence trao tặng bằng Tiến sĩ Văn chương Danh dự.
Năm 1938 Pearl Buck nhận giải thưởng Nobel vì các tác phẩm mô tả đời sống nông thôn Trung Hoa một cách phong phú và xác thực (chủ yếu với tiểu thuyết Đất Lành và hai cuốn tự truyện Người Tha Hương (1936) viết về người mẹ và Thiên Thần Chiến Đấu (1936) viết về cha của bà). Sau khi nhận giải, Pearl Buck tiếp tục sáng tác rất nhiều, ngoài văn xuôi bà còn viết kịch, kịch bản phim, tiểu luận và sách cho thiếu nhi. Bà cũng là người đã dịch Thủy Hử (All men are brothers) và một số tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Anh.
Trong Thế chiến II, Pearl Buck viết nhiều sách báo chính luận chống chủ nghĩa phát xít. Những năm 50, bà xuất bản một số tác phẩm về đề tài gia đình và xã hội Mỹ, kí bút danh I. Sedge. Năm 1951, Pearl Buck được bầu làm thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ. Năm 1955, bà li dị chồng và tục huyền với giám đốc một hãng quảng cáo.
Cuối đời, bà quan tâm đến đề tài các nhà bác học nguyên tử buộc phải chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội như: sáng lập ra tổ chức không vụ lợi Hiệp hội Đông Tây (The East and West Association, 1941) nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới; cùng chồng lập nên tổ chức Căn nhà tình nghĩa (Welcome Home, 1949) giúp trẻ mồ côi; lập ra Quỹ Pearl S. Buck (The Pearl S. Buck Foundation, 1963) và tặng cho quỹ này 7 triệu đôla.
• Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:
***
YEHONALA
Bắc Kinh, năm đó, vào tháng tư dương lịch 1852, tức là tháng ba năm nhâm tuất, năm thứ 208 triều đại nhà Mãn Thanh, xuân đã qua, về tháng này, tiết trời như mùa đông, ngọn gió thổi theo thứ cát vàng, mịn như phấn, ở sa mạc Gobi. Cát phủ một lớp đầy trên đường phố, ngọn gió thổi, các bốc cao, xoáy ốc, lọt vào các nhà, phủ đầy trên mặt bàn ghế, tủ, giường, lọt vào các nấp quần áo, chỗ nào cũng đầy cát, bụi bậm. Cát như thấm khô nước mắt trẻ con, lọt vào các nếp nhăn người già.
Ở phố Hàng Thiếc, trong ngôi nhà người ký thủ (người quản cầm cờ) Muyanga, người Mãn Châu, cát lọt vào trong nhà, nhiều hơn mọi nhà, vì những cánh cửa sổ hở hếch, hai cánh cửa ra vào, chốt cửa bằng gỗ đóng không được kín.
Sáng hôm đó, gió thổi rít từng hồi, cánh cửa cọt kẹt, đánh thức Lan dậy. Lan là con gái đầu lòng, cha mất sớm, nàng ở với chú ruột là Muyanga. Nàng ngủ chung một chiếc giường rộng với người em gái. Cát rắc trên đầu, trên mặt, gối đệm, chiếc chăn màu đỏ, phủ đầy cát vàng, ngã sang màu nâu. Nàng sẽ sàng tụt xuống giường, để yên cho em ngủ, hai bàn chân nàng dẫm lớp nhớp trên cát, nàng thấy bực mình khó chịu, lẩm bẩm nói: “Mới hôm qua nhà cửa quét dọn sạch sẽ, lau chùi, hom nay lại đầy cát bụi, mất công lau quét.”
Lan, một thiếu nữ có sắc đẹp phi thường, lộng lẫy, yêu kiều, người nàng mảnh dẻ, lưng ngay ngắn, nom ra có vẻ cao lớn. Gương mặt nàng lồng lộng, sáng như gương Thợ Tạo khéo tô điểm, vẻ những nét rất điều đặn, mũi dọc dừa, miệng tươi như hoa, chúm chím thật hợp với khuôn mặt. Mắt nàng trông thật đẹp, cặp mắt nhung, to và sáng, lòng đen lánh trên nền trắng trong sáng.
Trong sắc đẹp kiều diểm đó, trời lại phú cho nàng một tài trí thông minh khiến Lan càng đẹp bội phần. Với điệu nghiêm trang, vững vàng, lại quả cảm, người ta nhận thấy trong cử chỉ, ngôn ngữ nàng như có nội lực thu hút.
Trong ánh sáng bình minh vẫn đục, đầy cát bụi, nàng sẽ sàng thay xiêm áo rất nhanh, vén tấm màng vải bông xanh che cửa, đi ngang gian phòng khách vào trong nhà bếp. Trên lò đất, một chiếc nồi sắc lớn đang bốc hơi ngùn ngụt. Lan bảo u già:
- Lư Mã hôm nay dậy sớm thế?
Giọng nói nhỏ nhẹ, đầm ấm, chưa bao giờ nàng nói lớn tiếng, nàng có tinh thần tự chủ. Đứng sau bếp lò, một giọng nói run run, vọng ra:
- Đêm qua, con khắc khoải không sao ngủ được, nghĩ mai Lan mỉn cười:
- U đừng lo, không ai thèm chấm đến tôi đâu. Sakota người chị họ tôi còn đẹp gấp mấy tôi. Ngồi xuống sau bếp lò, Lư Mã vơ vét từng cọng rơm, ngọn cỏ, tiếp củi khô vào bếp, giữ ngọn lửu cho cháy đều, ở đây nhiên liệu rất hiếm.
Cô yên chí, tôi chắc thế nào cô cũng được trúng tuyển. Lư Mã, người đàn bà già, nét mặt tuy buồn tẻ, song lời nói có vẻ chắc chắn, cả quyết. Một người đàn bà Tàu, thấp, nhỏ, lưng gù, mặt bộ quần áo, vải lông xanh, vá chằng, vá đụp hai bàn chân bé, cát bụi bám vào khe các vết nhăn trên khuôn mặt cằn cổi, nhăn nhúm. Mái tóc hoa râm, cũng đầy cát, đôi lông mày, vành môi trên cũng dính đầy cát.
…
Mời các bạn đón đọc Từ Hy Thái Hậu của tác giả Pear S. Buck.