Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Quân Vương - Thuật Cai Trị - Niccolò Machiavelli

Chỉ trong một cuốn sách nhỏ của Machiavelli đã hội tụ những nguyên tắc làm nền móng cho khoa học quản trị nói chung và chính trị học nói riêng.

Người ta sẽ luôn luôn đọc Quân vương chừng nào con người vẫn chưa thôi trò chơi nguy hiểm nhưng hấp dẫn có cái tên “chính trị”.

Qua cuốn sách, độc giả sẽ tìm ra chân dung một vị quân vương hình mẫu:

• Keo kiệt hay rộng lượng

• Độc ác hay nhân từ

• Thất hứa hay giữ lời nếu lời hứa đi ngược lại lợi ích của mình

• Phải làm gì để tránh bị dân chúng căm ghét

• Phải thực thi những hành động lớn lao để nâng cao uy tín của mình

***

Quân vương- Thuật chính trị , có thể ví như cẩm nang dành cho kẻ thừa tự còn non trẻ của một Italia suy tàn, trước khi kẻ ấy bước lên ngai vàng bị lãng quên. Thực chất, đó là tâm thư của ông dành riêng cho vị quân chủ, chứ không nhằm truyền bá rộng rãi cho dân chúng. Bản dịch Quân vương - Thuật trị nước lần này là bản dịch của dịch giả Vũ Thái Hà, hứa hẹn truyền tải sát thực nhất các nội dung trong nguyên tác của Nicolo Machiavelli. Được phóng tác từ tác phẩm kinh điển Quân vương, Giám đốc- Thuật quản trị, là chỉ dẫn dành cho những nhà điều hành trẻ, những người đang không tiếc công sức hòng lưu lại dấu ấn trong kỷ nguyên thông tin của thiên niên kỷ mới.

“… điều làm cho Quân vương không chỉ có giá trị nghệ thuật và lịch sử là cái sự thật không thể đảo ngược rằng nó bàn về các nguyên tắclớn mà ngày nay vẫn đang hướng dẫn các quốc gia và nhà cai trị trong quan hệ giữa họ với nhau và với các láng giềng.”

- trích Lời nói đầu, bản tiếng Anh

Quả thật, hiếm có cuốn sách nào thực sự “vượt thời gian” như Quân vương, cuốn sách nhỏ khiêm nhường song vô giá của Niccolò Machiavelli. Kể cả ngày nay, và kể cả dù bản thân ta không phải một quân vương hay nhà cai trị, ta vẫn có thể rút ra từ cuốn sách này những lời khuyên đầy minh triết về thuật đối nhân xử thế, có thể dựa vào cuốn sách này để hiểu hơn về động cơ ẩn sau những động thái của các chính trị gia hiện đại - tức là, dẫu ta chỉ là một thường dân “hèn mọn”, ta vẫn có tầm nhìn thấu suốt của một đấng quân vương.

***

Niccolò di Bernardo dei Machiavelli (sinh 3 tháng 5 1469 - 21 tháng 6 1527) là một nhà ngoại giao, nhà triết học chính trị, nhạc gia, nhà thơ, nhà soạn kịch. Ông được xem là một trong những sáng tổ của nền khoa học chính trị hiện đại. Ông là một nhân vật của thời phục hưng Italia và là nhân vật trung tâm của bộ máy chính trị nước Ý thời Phục Hưng. Ông được biết đến với các luận thuyết về chủ nghĩa hiện thực chính trị (tác phẩm Quân Vương) và chủ nghĩa cộng hòa (tác phẩm Discourses on Livy). Hai cuốn sách này - cùng với cuốn History of Florence (Lịch sử Florence) được sự ủy quyền của nhà Medici - đã được xuất bản vào năm 1531 sau khi ông mất. Sau việc Savonarola bị trục xuất và hành quyết, Đại hội đồng đã chọn Machiavelli làm Đại pháp quan thứ hai của Cộng hòa Florence vào tháng 6 năm 1498.

Niccolò Machiavelli sinh ngày 3 tháng 5 năm 1469 tại thành phố Firenze, Italia. Người ta biết rất ít về tuổi trẻ của Machiavelli nhưng một điều chắc chắn là ông đã được thừa hưởng nền giáo dục về văn hóa, lịch sử Hy Lạp và La Mã.

Khi Machiavelli còn trẻ, Italia đang chia thành 5 vương quốc lớn: Vương quốc Napoli ở phía Nam, Công quốc Milano ở Tây Nam, nhà nước cộng hòa Venezia ở Tây Bắc, Cộng hòa Firenze và nhà nước của giáo hội ở miền Trung. Khi đó, Firenze đang trong giai đoạn huy hoàng dưới sự cai trị của gia đình Medici đầy uy quyền với người đứng đầu là Lorenzo de Medici. Khi đó, Firenze là một thành phố giàu có, sôi động, là trung tâm của nghệ thuật và tri thức, còn Lorenzo như thể một mạnh thường quân. Nhưng đến năm 1494 gia đình Medici bị lật đổ, và bị thay bằng một chính quyền cộng hòa chịu nhiều ảnh hưởng của Girolamo Savonarola, một giáo sĩ dòng tu Đa Minh mới gây được uy tín.

Năm 1498, chính quyền chịu ảnh hưởng của Savonarola lại sụp đổ và một chính quyền cộng hòa mới ra đời ở Firenze, còn Machiavelli được bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng ngoại giao khi mới 29 tuổi. Trí tuệ tuyệt vời và lòng nhiệt huyết của Machiavelli đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chính khách Florence lúc bấy giờ. Chỉ sau đó một tháng, ông đã được bầu làm thư ký Hội đồng quân sự và ngoại giao. Với vai trò như một sứ thần, ông đã đi khắp các vương quốc trên lãnh thổ Italia cũng như các đế chế lớn của châu Âu để thương thảo với các đồng minh tiềm năng, thu thập thông tin và đồng thời là người phát ngôn của Hội đồng về những chính sách đối ngoại của Firenze.

Trong suốt 14 năm phụng sự nền cộng hòa Firenze, Machiavelli đã có dịp tiếp xúc nhiều chính khách nổi tiếng và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử. Ông đã tiếp kiến nữ bá tước Caterina Sforza (năm 1499), vua Louis VII của Pháp (trong các năm 1500, 1504, 1510 và 1511), Cesare Borgia (vào các năm 1502 và 1503), Pandolfo Petrucci (vào các năm 1503 và 1506), Giáo hoàng Giuliô II (vào các năm 1503 và 1506), và hoàng đế Maximilian II (từ năm 1507 tới 1508). Các sứ mệnh ngoại giao này cùng với kinh nghiệm về chính sách đối ngoại đã hình thành nên nhiều nguyên lý mà ông đã thể hiện trong tác phẩm Quân vương, còn những nhân vật nổi tiếng ông được tiếp xúc đã trở thành những tấm gương và bài học trong tác phẩm này.

Ông cũng trở thành người bạn của Piero Soderini, người được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ Firenze vào năm 1502. Do quá chán nản trước sự kém cỏi của đội quân đánh thuê mà chính phủ Florence sử dụng, ông đã thuyết phục Soderini hậu thuẫn việc xây dựng quân đội quốc gia của Firenze bất chấp những ý kiến phản đối của giới qúy tộc Firenze. Machiavelli đã đứng ra tuyển chọn, đào tạo và tập luyện cho đội quân này. Vào năm 1509, sự sáng suốt của ông đã được minh chứng khi quân đội Florence giành được quyền kiểm soát thành phố láng giềng Pisa sau một cuộc chiến kéo dài suốt 15 năm. Thành công này đánh dấu một bước tiến trong sự nghiệp của Machiavelli.

Là một đồng minh trung thành của nước Pháp, Firenze đã đối đầu với Giáo hoàng Julius II người đang tìm cách đánh đuổi quân Pháp ra khỏi đất Italia. Giáo hoàng Julius II đã kêu gọi sự trợ lực của đồng minh Tây Ban Nha để lật đổ chính quyền của Soderini. Năm 1512, quân đội quốc gia Florence của Machiavelli bị đội quân Tây Ban Nha thiện chiến đánh bại tại thành phố Prato, và Soderini buộc phải từ chức. Gia đình Medici trở lại nắm quyền ở Firenze và Soderini bị tống giam. Vì là người ủng hộ chính quyền của Soderini, Machiavelli bị bãi chức và bị cấm rời khỏi lãnh thổ Firenze.

Vài tháng sau, hai thanh niên bất mãn với chính quyền bị bắt cùng với danh sách những kẻ âm mưu chống lại gia đình Medici. Trong đó có tên của Machiavelli. Dù không có dấu hiệu nào chứng tỏ ông có liên quan, nhưng Machiavelli vẫn bị tống giam và tra tấn. Từ trong tù, ông đã viết hai bài thơ gửi Giuliano de Medici để xin can thiệp nhưng không có kết quả. Tuy nhiên, nhân đợt ân xá khi người chú của Giuliano là Giovanni được bầu làm Giáo hoàng Lêô X vào tháng Ba năm 1513, Machiavelli được tha và ông lui về sống tại một trang trại nhỏ ở quê nhà. Trong thời gian này, ông viết nhiều thư cho người bạn thân là Francesco Vettori, một nhà ngoại giao Firenze được bổ nhiệm giữ chức đại sứ tại thành Roma để nắm bắt thông tin của thế giới bên ngoài và hy vọng Vettori có thể tiến cử ông cho nhà Medici. Trong hoàn cảnh bức bách đó, ông đã viết cuốn Quân vương ("Il Principe"). Tác phẩm này chắt lọc những nhìn nhận của ông về bản tính con người, nghệ thuật lãnh đạo cũng như chính sách ngoại giao. Ông dâng tặng nhà Medici tác phẩm này nhằm chứng tỏ sự tận tâm của mình nhưng không thành công. Cho tới năm 1515, nhà Medici vẫn không để mắt tới ông và sự nghiệp ngoại giao của ông đã chấm dứt.

Trong suốt mười năm sau đó, vì không được tham gia chính sự, Machiavelli chuyển hướng sang sáng tác. Trong giai đoạn này, ông đã viết một tác phẩm về nghệ thuật chiến tranh, đúc rút từ kinh nghiệm của một người tổ chức lực lượng quân đội và một bình luận về tác phẩm của nhà sử học La Mã cổ đại Titus Livius. Thông qua việc xem xét các ghi chép của Livy về nền cộng hòa La Mã, Machiavelli đã luận bàn chi tiết khái niệm chính phủ cộng hòa. Trái ngược với cuốn Quân vương, một tác phẩm ủng hộ nền quân chủ và thậm chí là quân chủ chuyên chế, cuốn Luận bàn về Livy thường được trích dẫn như một bằng chứng về sự nhiệt thành của Machiavelli đối với thể chế cộng hòa. Ông cũng sáng tác thơ ca và ba vở hài kịch.

Các tác phẩm của ông đã thu hút được sự chú ý của Hồng y Giáo chủ Giulio de Medici, người đã nắm quyền ở Firenze một vài năm và nhờ đó, ông đã được giao nhiệm vụ viết về lịch sử của Florence. Ông viết cuốn Lịch sử thành Firenze từ năm 1520 tới năm 1524. Năm 1523, Giulio được bầu làm Giáo hoàng Clêmentê VII và Machiavelli đệ trình cuốn Lịch sử thành Firenze cho giáo hoàng vào năm 1525. Sự giảng hòa với nhà Medici đã giúp Machiavelli được tham gia chính sự trong một thời gian ngắn. Ông được giao trách nhiệm phụ trách các vấn đề quân sự tại Firenze cho Giáo hoàng. Tuy nhiên, Giáo hoàng Clêmentê VII mắc mưu kẻ thù và thành Roma bị quân đội Tin lành của Đức cướp phá. Sự cố này đã khiến cho người dân Florence làm cuộc lật đổ nhà Medici vào năm 1527. Machiavelli, người suốt đời ủng hộ và bảo vệ nền cộng hòa Firenze, lại một lần nữa không gặp may vì bị những người cộng hòa nghi ngờ là cấu kết với nhà Medici. Tuy nhiên, ông không phải tiếp tục chứng kiến định mệnh trớ trêu của mình bởi ông qua đời sau một trận ốm vào tháng 6 năm 1527.

Mời các bạn đón đọc Quân Vương - Thuật Cai Trị của tác giả Niccolò Machiavelli.