Con đầm pích là một truyện vừa với các yếu tố thần bí của đại thi hào Aleksandr S.Pushkin, ra đời năm 1834. Trong số tất cả những tác phẩm văn xuôi của Pushkin, Con đầm Pich có một vị trí đặc biệt. Truyện ngắn không chỉ phản ánh thực tại một cách sâu sắc mà còn có ý nghĩa dự báo lớn lao về cuộc khủng hoảng tinh thần của con người trong xã hội đồng tiền hiện đại.
A.S.Pushkin viết tác phẩm ở làng Boldino vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 năm 1833. Có chứng cớ cho biết thoạt đầu Pushkin dự định đặt tên cho truyện là Phát đạn giả. P.V.Nasakin, người mà Pushkin đọc cho nghe Con đầm pích đã kể lại rằng "cốt truyện không phải bịa ra". Bà Bá tước - đó chính là Natalia Golitsyna (1741 - 1837), mẹ của viên Thống đốc Moskva Dmitry Golitsyn; và quả thật cuộc sống ở Paris hệt như Pushkin mô tả.
Ngày 7 tháng 4 năm 1834, A.S.Pushkin ghi trong nhật ký: "Con đầm pích" của tôi được hâm mộ. Bọn con bạc đua nhau đặt con ba, con bảy với con xì. Ở trong triều người ta nhận ra sự giống nhau giữa nữ Bá tước già và nữ Công tước N.P.Golitsyna, hình như họ không bực tức…
***
Puskin viết tác phẩm này ở Bônđinô vào tháng Mười, tháng Mười Một năm 1833. Có chứng cớ cho biết thoạt đầu Puskin định đặt tên cho truyện này là "Phát đạn giả". P.V.Nasôkin, người mà Puskin đọc cho nghe "Con đầm pích" đã kể lại rằng "cốt truyện không phải bịa ra". Bà lão nữ bá tước đó chính là Natalia Pêtơrốpna Gôlitxưna (mẹ của Đ.V.Gôlitxưn, thống đốc Mátxcơva), quả thật có sống ở Pari hệt như Puskin miêu tả. Ngày 7 tháng 4 năm 1834 Puskin đã ghi nhật ký: "Con đầm pích" của tôi được hâm mộ. Bọn con bạc đua nhau đặt con ba, con bảy và con xì. Ở trong triều người ta nhận ra sự giống nhau giữa nữ bá tước già và nữ công tước N.P.Gôlitxưna và hình như họ không bực tức".
Lần đầu tiên "Con đầm pích" in trong "Tủ sách để giải trí" vào năm 1834.
♠
“Con đầm pích có nghĩa là điều thù địch ngấm ngầm."
— Sách bói toán mới nhất.
***
Aleksandr Xergeyevich Pushkin là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Các tác phẩm của A.X. Puskin: Ngoài các bài thơ được sáng tác một cách rải rác từ thời niên thiếu cho đến khi qua đời, gia tài văn chương của A.X. Puskin.
***
Ba ngày sau cái đêm bi đát đó, vào khoảng chín giờ sáng Gherman đến tu viện là nơi sẽ cử hành tang lễ cho lão bá tước phu nhân. Hắn không thấy hối hận; nhưng một tiếng nói đâu ở bên trong vẫn nhắc nhở rằng hắn là kẻ sát nhân giết hại bà lão này. Do lòng thành tín, hắn đâm ra có nhiều thành kiến. Hắn tin chắc rằng, vong hồn của bá tước phu nhân thế nào rồi cũng sẽ theo dõi báo hại đời hắn, nên hắn muốn đến dự tang lễ của người đã chết.
Nhà thờ chật ních những người, hắn phải chen chúc mãi mới len vào được. Quan tài đã được đặt trên một bệ cao lộng lẫy, dưới một tán nhung. Bá tước phu nhân nằm trong quan tài, hai tay chắp trên ngực, mình vận một chiếc áo ta-tăng trắng, đầu đội mũ trùm viền đăng-ten. Gia quyến đứng tụ tập cả chung quanh, gia nhân đày tớ trong nhà thì mặc áo nẹp đen, trên vai có tết một dải băng thêu gia huy bá tước, tay mỗi người cầm một cây bạch lạp. Thân nhân gồm con cái, cháu chắt thì mặc y phục đại tang. Không một ai khóc cả; những giọt nước mắt lúc này e có thể bị coi là une affectation [23]. Bá tước phu nhân đã già quá rồi, đến nỗi cái chết của bà chẳng làm cho ai phải ngạc nhiên cả, vì cũng từ lâu, họ hàng đã quen coi bà không còn ở trên cõi đời này nữa rồi. Đức giám mục trẻ tuổi nói vài lời ai điếu. Bằng một vài câu giản dị và đầy cảm xúc, vị này tả lại phút lâm chung êm thấm của một con người chính trực công minh đã dọn mình hàng bao nhiêu năm một cách thật cảm động để đón chờ một cái chết ngoan đạo. Thuyết sư nói: "Thiên thần tử vong đã đến rước phu nhân đi trong khi tâm hồn đang trầm tư kính tín, đang thức để chờ đợi vị hôn phu Nửa đêm" [24]. Tang lễ được cử hành một cách trang trọng u buồn. Thân nhân là những người đầu tiên đến vĩnh biệt người đã khuất. Sau đó là đông đảo các quan khách đến nghiêng mình lần cuối cùng trước một con người, mà từ bao nhiêu năm nay đã có mặt trong các cuộc vui ồn ào của họ. Gia nhân của bá tước phu nhân tiến lên sau cùng. Người ta nhận thấy một bà lão quản gia, đồng tuổi với người đã khuất, có hai chị hầu phòng khác dìu đỡ hai bên. Bà lão yếu quá không cúi sát xuống đất được, nhưng khi hôn tay bà chủ, thì bà lão là người duy nhất rỏ vài hàng nước mắt. Sau bà lão, Gherman quyết định tiến lên bên linh cữu. Hắn quỳ gối một lúc trên sàn đá có trải những cành thông. Rồi hắn đứng dậy, mặt tái cũng như những người đã chết, hắn trèo lên mấy bực bệ đặt linh cữu và nghiêng mình. Nhưng hắn đột nhiên cảm thấy như người chết đang nháy một mắt, giễu cợt nhìn hắn. Gherman bật lùi lại và ngã ngửa ra đằng sau. Mọi người đều vội đỡ hắn lên. Cũng vừa lúc đó, trên tiền đình nhà thờ Lidavêta Ivanốpna cũng hôn mê lịm xuống. Những việc này đã làm náo loạn lên trong vài phút sự trang nghiêm của tang lễ. Những người tới dự lễ thì thào bàn tán, và một viên thị vệ mặt xương xẩu, có họ gần với người chết, đã thầm thì vào tai một người Anh đứng gần đó: “Viên sĩ quan trẻ tuổi ấy là con riêng của bá tước phu nhân đấy”, và người Anh lạnh lùng trả lời: Oh?
…
Mời các bạn đón đọc Con Đầm Pích của tác giả Alexander Pushkin.