Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Hán Học Danh Ngôn - Trần Lê Nhân

“Nghèo không là xấu, nghèo mà không có chí mới là xấu; hèn không đáng ghét, hèn mà không có tài mới đáng ghét; già không nên than thở, già mà sống thừa mới đáng than thở; chết không nên bi ai, chết mà vô bổ mới đáng bi ai” ( Lã Khôn)

“Con ăn ở với cha mẹ, việc phụng dưỡng cần phải có mà lòng tôn kính cần phải có hơn” (Luận ngữ)

“Hán học danh ngôn” tuyển chọn giới thiệu những câu danh ngôn dạy cách sống, cách làm người và những câu văn hàm súc, giàu ý nghĩa được rút ra từ những tập sách kinh điển như: Luận ngữ, Đại học, Khuyến giới toàn thư…

Đó là những câu danh ngôn phản ánh chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc sống theo quan điểm tư tưởng Nho gia và Đạo gia của người xưa nhưng không hề lỗi thời mà vẫn rất có giá trị nếu biết cách vận dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống hôm nay. Người xưa dạy chúng ta biết cách ứng xử với bản thân, gia đình và xã hội. Với bản thân, trước tiên phải tu thân, rèn luyện sức khỏe, rèn rũa tính tình, nhân phẩm, không ngừng học hỏi để nâng cao học vấn… Với cha mẹ, gia đình phải lễ độ, giữ tròn đạo hiếu… Với xã hội thì cư xử khiêm nhường, nhân nghĩa, khoan dung…

***

1. – Người quân-tử ghi nhớ rõ nhiều những câu nói hay, việc làm tốt của người đời trước, để nuôi cái đức tính mình. Dịch kinh

2. – Thấy phải thời theo, có lỗi thời đổi. Dịch kinh

3. – Người quân-tử cử động thận trọng, không sơ-suất với ai ; dong mạo đoan trang, không thất sắc 1 với ai ; ngôn ngữ cẩn thận, không sảy miệng với ai. Lễ-ký

4. – Vấn tâm 2 không có điều gì đáng thẹn, thì còn lo gì, sợ gì. Luận-ngữ

5. – Lúc nhỏ khí huyết chưa sung túc, phải giữ gìn sắc dục ; lúc nhớn khí huyết đang hăng-hái, phải giữ gìn việc tranh đấu ; lúc già khí huyết đã suy kém, phải giữ gìn việc tham lam. Luận-ngữ

6. – Yêu mến người mà người không thân thiết với mình, thì xét lại xem lòng « nhân » của mình đã đầy đủ chưa ; quý trọng người mà người không lễ phép với mình, thì xét lại xem sự « kính » của mình đã chu chí chưa. Mạnh-tử

7. – Tự mình khinh mình trước, người ngoài mới khinh mình sau. Mạnh-tử

8. – Phàm làm gì mà có điều chưa thỏa lòng, thì nên xét lại thân mình, xem làm như thế, đã là phải hẳn chưa. Mạnh-tử

9. – Danh dự quá sự thật, người quân-tử lấy làm xấu hổ. Mạnh-tử

10. – Ngửng lên không hổ với giời, cúi xuống không thẹn với người, đó là một điều vui sướng. Mạnh-tử
….
Mời các bạn đón đọc Hán Học Danh Ngôn của tác giả Trần Lê Nhân.