Gồm một chuỗi những vụ điều tra phá án với những vụ án lạ kỳ, bộ tiểu thuyết Pháp y Tần Minh được biên soạn dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ pháp y nổi tiếng Tần Minh. Trong bộ sách, tác giả hóa thân thành nhân vật chính lần mò từng dấu vết để tìm kiếm sự thật đang bị kẻ xấu che đậy.
Ở Việt Nam, tiểu thuyết trinh thám được xuất bản nhiều, tuy nhiên liên quan đến nghề pháp y thì đây là tác phẩm lần đầu được ra mắt. Với kết cấu logic phù hợp với thực tiễn, bộ sách đã khắc họa rõ nét những gian khổ vất vả tình yêu mà tác giả dành cho nghề nghiệp mình theo đuổi.
Được duy trì bởi phong cách nhất quán, từng vụ án riêng rẽ được kết nối với trục chính xuyên suốt cùng hành văn mạch lạc, mục đích chính của Pháp y Tần Minh là phổ biến kiến thức tới độc giả, hướng tới tinh thần khoa học chân chính.
Với câu nói thách thức: "Muốn cho người không biết, trừ phi mình đừng làm", tác giả cũng chính là nhân vật chính trong tác phẩm khẳng khái đối đầu với bọn tội phạm đang lẩn khuất trong bóng tối. Tinh thần nêu cao chính nghĩa, truy tìm đến cùng sự thật chính là một trong những điều nổi bật tạo nên sức hấp dẫn của bộ tiểu thuyết trinh thám này.
Bộ tiểu thuyết Pháp y Tần Minh gồm có:
***
Đối với sinh viên ngành Pháp y, năm thứ hai và năm thứ ba chính là ác mộng. Bởi vì sinh viên y khoa thông thường học bốn năm lý thuyết y học, riêng sinh viên pháp y phải học xong trong ba năm. Tuy rằng tôi rất chăm chỉ học tập, thế nhưng khi học năm thứ hai, những môn sinh lý, sinh hóa, bệnh lý, bệnh sinh, ký sinh trùng cùng dung dăng dung dẻ nhào đến, tôi không thể chống đỡ hết được. Cuối cùng hai môn sinh hóa và ký sinh trùng đều ở mức báo động đỏ. Vì vậy, nghỉ hè năm thứ hai đại học, tôi phải ở nhà ôn tập, không thể tham dự thực tập được. Đến tận đợt nghỉ hè năm thứ ba, tôi mới lại được tới phòng khám pháp y như trước.
Nơi các bác sĩ pháp y công tác không hoành tráng như trong tưởng tượng. Trừ khi anh muốn xung phong đi điều tra án mạng, còn nếu không thì bao nhiêu tinh lực đều phải dồn cả vào việc giám định thương tật, mà làm mãi cũng không hết việc. Ở đây thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những vụ (việc) án mạng không bình thường.
Sở dĩ gọi là “vụ (việc) án không bình thường” là bởi pháp y đối với loại vụ án thế này phải hoàn thành kết luận sơ bộ trước, rồi mới đi vào khám nghiệm chuyên sâu sau. Trước hết, kết hợp kết quả điều tra cùng kết quả khám nghiệm hiện trường, phải xác định được đó có phải án mạng hay không. Nếu là án mạng thì sẽ gọi là “vụ án” , cần làm thêm giải phẫu tử thi đế kiểm nghiệm và tham dự vào điều tra phá án. Nếu xác định không phải án mạng thì gọi là “vụ việc” , thi thể giao lại cho người nhà xử lý. Nếu nhầm “vụ việc” thành “vụ án” sẽ lãng phí công sức và nhân lực điều tra, công tác điều tra sẽ bị đình trệ, lại phải tìm ra điểm sai lầm trong kết luận của mình, bác sĩ pháp y sẽ bị muôn ngàn lời chỉ trích. Mà nếu đem “vụ án” nhầm thành “vụ việc” thì ngay lập tức tạo thành án oan. Mỗi năm cả tỉnh có tới hơn mười nghìn vụ (việc) án không bình thường, mỗi vụ đều cần hai bác sĩ pháp y xử lý. Tính ra mỗi bác sĩ pháp y phải thực hiện hơn bảy mươi vụ. Đương nhiên không kể đến những vụ giám định tai nạn giao thông.
Ngày đầu tiên trở lại với phòng khám pháp y của tôi không yên bình chút nào. Tôi vừa bước chân qua cửa chưa đến năm phút đồng hồ, điện thoại đã vang lên.
Đó là cuộc gọi của đồn công an, “Khu tập thể Tân Lục có một vụ tử vong tại nhà riêng, là đột tử giữa đêm khuya, mời các vị đến xem xét.”
“Điều tra sơ bộ có nghi vấn gì không?” Anh Thánh Binh hỏi.
“Không có nghi vấn gì, hiện trường đã được phong tóa, có lẽ chỉ là đột tử bình thường thôi.” Anh cảnh sát dân sự nói qua loa, rõ ràng là đối với những vụ việc tử vong không bình thường thế này cũng không coi trọng mấy.
Khu tập thể vốn ở ngay gần phòng khám pháp y, vì vậy chúng tôi đã nhanh chóng chạy tới hiện trường.
…
Mời các bạn dón đọc Pháp y Tần Minh Hệ Liệt của tác giả Tần Minh.