Câu chuyện liên quan đến chuyến đi thăm ngắn của một phụ nữ và cô con gái từ Osaka đến một căn hộ ở Tokyo của người em gái, mà cò vai trò là người tường thuật trong câu chuyện; người chị gái 39 tuổi là Makiko, đến thăm Tokyo; và cô con gái đến tuổi dậy thì của Makiko là Midoriko. Makiko là một bà mẹ độc thân, là một nữ hầu bàn ở quán bar, và đang nghĩ cách để làm to bộ ngực của mình lên thông qua phẫu thuật; Midoriko là một đứa trẻ buồn rầu, suốt ngày im lặng.
Cả 2 bọn họ đến thăm em gái của Makiko, người dẫn chuyện, ở Tokyo, và câu chuyện diễn ra trong thời gian 3 ngày trong chuyến đi thăm của họ. Chuyện kể được đặt rải rác với các trích đoạn nhật ký của Midoriko. Chủ đề của cuốn sách là những người phụ nữ họ cảm thấy về cơ thể của họ như thế nào. Chúng ta chưa bao giờ tìm hiểu được ngọn nguồn vì sao Makiko muốn ngực của mình to lên, vấn đề tranh cãi thực sự được đưa ra là liệu cô ấy làm việc đó cho chính bản thân mình hay cho những người đàn ông.
Trong lúc đó, cô bé Midoriko lại lo sợ về điều đó, và bị ám ảnh về chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt của phụ nữ. Cô bé ghét phải sinh sản, ghét suy nghĩ về sinh sản. Và thương hại mẹ cô, và mong muốn giá mà mẹ đã không sinh ra mình. Đây là một vấn đề đang gây tranh cãi, và được đông đảo giới trẻ quan tâm. Cuốn sách đoạt Giải thưởng văn học uy tín nhất của Nhật Bản Akutagawa dành cho các tác giả trẻ năm 2008.
***
Mieko Kawakami vốn là một blogger đang được xếp vào vị trí trang trọng trên văn đàn Nhật, thậm chí ngay cạnh Haruki Murakami. Trước khi viết văn, Mieko Kawakami là một ca sĩ và một nhạc sĩ. Sau đó, cô chuyển sang làm thơ và tìm đến blog như là một nơi để thổ lộ, bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ của mình về những điều xảy ra trong cuộc sống của cô, cũng như trong một nước Nhật hiện đại.
Tiểu thuyết đầu tay của Mieko là cuốn sách được cô viết trước tiên trên mạng Internet. Đến nay cô đã viết được 4 cuốn và cuốn gần đây nhất Ngực và Trứng, vừa đoạt giải Akutagawa, một trong những giải văn học Nhật lớn nhất dành cho tiểu thuyết gia mới.
***
Trứng(1) phần lớn còn được gọi với cái tên là tế bào trứng, nếu vậy thì tại sao nó lại được gắn với chữ “tử”? Hay chữ “tử” cũng chỉ được ghép để thành từ “tinh trùng”?(2) Mình đã nhiều lần đến phòng đọc nhưng thủ tục mượn sách khá phức tạp, hầu như rất ít đầu sách, nào là chật chội này, tối này, và nhất là thật khó chịu khi đang tập trung đọc một cuốn nào đó, có người vào rồi lại bị soi nên gần đây mình lại hay tới thư viện, ở đó có thể xem máy tính tùy thích, với lại lý do chính là vì ở trường học chán ngắt. Có rất nhiều chuyện thật ngớ ngẩn. Nếu ngớ ngẩn thế thì việc viết ra như thế này cũng là “ngớ ngẩn” nhưng chí ít thì ở trường mình có thể làm những gì tùy thích, còn ở nhà không thể tùy ý làm gì cũng được. Việc viết lách có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu, chỉ cần có bút và giấy là có thể viết bất kỳ thứ gì nên đây là một cách khá hay. Việc này cũng được gọi là “ghi chép”. Từ “đáng ghét” được viết theo hai chữ Hán là chữ “yếm” và chữ “hiềm” nhưng chữ “yếm” tạo cho ta cảm giác thực sự thấy đáng ghét hơn cả nên mình luyện tập cái gọi là “đáng ghét” viết bằng chữ “yếm”. Đáng ghét. Đáng ghét.
Cả hai mẹ con chị Makiko cùng từ Osaka lên, tôi cũng rõ cả khoảng thời gian họ sẽ tới nên không có chuyện không thể gặp được, vả lại ở đây chỉ có một sân ga, mà tôi cũng đã lưu sẵn trong máy di động thời gian rõ ràng, rồi tôi cũng đã gọi điện thoại một lần nữa để xác nhận lại nên về khoản thời gian là có thể yên tâm. Tôi bước đi, qua bao nhiêu là bao nhiêu tấm áp phích quảng cáo được dán nhoe nhoét trên những cái cột, nhưng riêng ở tấm in hình một bà diễn viên mặc kimono, tôi không rõ đó là Kagamimochi(3) hay là con thỏ nữa. Sau khi xem kỹ lại bảng thông báo điện tử, tôi đếm rồi bước lên cầu thang, trong khi đang choáng váng bởi tiếng ồn khá lớn của tàu Shinkansen, tôi nhanh chóng tìm thấy hai mẹ con chị Makiko.
…
Mời các bạn đón đọc Ngực Và Trứng của tác giả Mieko Kawakami