Ai nói chuyện tình của hai ông già không lãng mạn và nhiều hờn dỗi?
Giáo sư Trần đạo mạo mực thước vô tình quen ông bảo vệ Ngô Đại Kiều tính tình bộc trực, nhưng ưa hờn dỗi của Học viện nghệ thuật (nơi có Đan Nhất và Lữ Vệ Quốc - hai nhân vật chính trong cuốn Khi Cà Chớn Gặp cà Chua). Té ra giữa họ lại có mối duyên nợ từ trong quá khứ, dinh dáng tới cả người đã chết và người đang sống. Ân oán tình thù giữa họ sẽ giải quyết ra sao?…
Mọi người đều nói thanh, thiếu niên là mặt trời mới lên vào buổi sáng…Còn người già thì sao, họ chính là vầng mặt trời đã chìm mất một nửa dưới đường chân trời.
Ban mai rất rực rỡ, nhưng phải đâu hoàng hôn kia là không thể rực rỡ, không thể phổ lên “tình khúc xế chiều” tuyệt vời trước khi tắt nắng?
Nghe có vẻ phức tạp, nhưng chẳng qua chỉ là chuyện sau khi một người phụ nữ qua đời, ông chồng cũ và ông chồng sau này của bà ta “qua lại” với nhau mà thôi.
Nói thẳng ra đây chỉ là “câu chuyện tình” của hai ông già.
***
Qifu A sinh tại Bắc Kinh, thuộc thế hệ 9X, hiện là sinh viên năm thứ 4, chuẩn bị làm việc tại công ty game online. Bắt đầu sáng tác từ cấp 3. Bắt đầu xuất bản tiểu thuyết đam mỹ tại Đài Loan từ khi học đại học. Trong 4 năm đại học, tổng cộng xuất bản 13 bộ sách, gồm 16 tiểu thuyết.
Tính tình phóng khoáng sôi nổi, yêu thích phim Âu Mỹ và phim truyền hình, thích truyện tranh hoạt hình Nhật Bản.
Các tác phẩm tiêu biểu: Khi cà chớn gặp cà chua (hệ liệt 3 cuốn), Anh không biết, Tình yêu thắm thiết của các ông chồng…
Đón đọc các tác phẩm của Qifu A:
- Khi cà chớn gặp cà chua
- Không gì đẹp bằng ráng lam chiều
- Khi tiểu tử yêu tiểu tử
- Em không biết …
***
Cứ đến cuối tuần, Giáo sư Trần lại dùng webcam của MSN để nhìn mặt con cháu ở tận trời Mỹ xa xôi. Cháu của Giáo sư Trần mới hơn bốn tuổi, rất thông minh và đáng yêu, nhưng còn nhỏ nên cũng chưa hiểu chuyện. Đối với nó, Giáo sư Trần trên màn hình máy tính chẳng thể đẹp bằng chú bé bọt biển trên ti vi. Thế nên chẳng mấy chốc mà khuôn mặt bầu bĩnh của đứa cháu đã được thay bằng khuôn mặt góc cạnh của con trai ông.
Tiểu Kiểu làm xong việc rồi à?
Giáo sư Trần nhìn vào màn hình máy tính mỉm cười, một tiếng gọi ấm áp và thân tình biết bao.
Con trai của Giáo sư Trần tên là Trần Tạ Kiều, cái tên nghe rất văn chương, câu thơ của Án Kỷ Đạo “Mộng hồn quán đắc vô câu kiểm, hựu đạp dương hoa quá Tạ Kiều” (Mộng hồn quen vẫn không câu thúc; lại đạp dương hoa quá Tạ Kiều - ND: Nguyễn Chí Viễn) lãng mạn và thơ mộng đến vậy, nhưng cũng không ngăn được việc Giáo sư Trần cứ “tiểu Kiều, tiểu Kiều” mà gọi, thế này thì còn lãng mạn với thơ mộng nỗi gì.
Trần Tạ Kiều đã là một người đàn ông trưởng thành hơn ba mươi tuổi còn bị gọi là “tiểu Kiều” thì quả là mất hết khí phách nam nhi. Lúc nhỏ gọi mấy tiếng đã đành, bây giờ lớn thế rồi mà vẫn bị gọi tên cúng cơm, đã thế “tiểu Kiểu” lại đồng âm với “Tiểu Kiều”. Người không biết lại nghĩ là Giáo sư Trần sinh được cô con gái đẹp như hoa như ngọc, hóa ra lại là một anh chàng đẹp trai cao hơn một mét tám.
…
Mời các bạn đón đọc Không Gì Đẹp Bằng Ráng Lam Chiều của tác giả Qifu A.