Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh - Thiệu Vũ

Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.

Có thể nói, Kinh Dịch là một trong những tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.

Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích. Tác giả Thiệu Vũ đã chọn ra 38 lời khuyên đặc sắc nhất để viết ra Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh. Đó là những lời khuyên đặc biệt gần gũi với công việc kinh doanh, thậm chí có thể nói, nếu bạn áp dụng những lời khuyên này, bạn sẽ đạt được những thành công trong kinh doanh. Có lẽ vì thế mà Thiệu Vũ coi Kinh Dịch là “bộ từ điển thành công”.

Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.

***

Tôi gặp Thiệu Vũ lần đầu tiên vào cuối năm 2007. Không thể không thừa nhận một điều rằng, Thiệu Vũ là một nhà nghiên cứu luôn cầu tiến và có tinh thần phấn đấu ít ai sánh kịp. Trong khoảng thời gian gần bốn năm, việc tìm tòi và nghiên cứu của Thiệu Vũ đã trải qua mấy lần lột xác, từ nghiên cứu “thuật” quản lý ban đầu đến tư tưởng quản lý phương Tây và cuối cùng Thiệu Vũ đã chọn đi theo con đường nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong khoảng thời gian này, với nghị lực và tốc độ kinh người, Thiệu Vũ đã cho ra đời mấy chục tác phẩm chuyên ngành nghiên cứu, thể hiện sức sáng tác đến khó tin. Khi rất nhiều người vẫn còn đang say sưa trò chuyện về khái niệm “Sức mạnh quản lý và điều hành” do Thiệu Vũ đưa ra năm 2008, Thiệu Vũ đã sớm đi vào nghiên cứu vấn đề mới. Dường như, qua sự cố gắng của bản thân mình, Thiệu Vũ mong muốn các nhà quản lý doanh nghiệp trở thành người “quân tử”. Tất nhiên sau khi đọc xong Luận Ngữ ứng dụng trong kinh doanh và Kinh Dịch ứng dụng trong kinh doanh, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, từ trong sâu thẳm trái tim mình, tác giả hy vọng không chỉ người quản lý mà mỗi một nhân viên đều có thể trở thành quân tử. Nếu quả thực là như vậy thì xã hội của chúng ta sẽ tốt đẹp biết nhường nào!

Là một tập đoàn giáo dục đào tạo hàng đầu tại Trung Quốc, Quần Phong đã có bốn năm tổ chức các lớp học thuật truyền thống. Trong bốn năm, chúng tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều chuyên gia, học giả về lĩnh vực nghiên cứu học thuật truyền thống Trung Hoa, trong đó một số còn là những cây đại thụ ở Trung Quốc, thậm chí là cả những người đức cao vọng trọng. Những lớp học thuật truyền thống do chúng tôi tổ chức nhận được sự hoan nghênh của rất nhiều học viên, nhưng bên cạnh đó, các học viên cũng đưa ra một số vấn đề, trong đó vấn đề quan trọng nhất và cũng hay gặp nhất chính là: Làm thế nào để có thể dễ học, dễ hiểu và dễ vận dụng kiến thức quản lý trong học thuật truyền thống?

Chính vì vấn đề này, chúng tôi cùng với các giảng viên trong lĩnh vực học thuật truyền thống đã tiến hành trao đổi rất nhiều, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được phương án giải quyết xác đáng. Nhưng vấn đề dường như đã được giải quyết khi Thiệu Vũ đưa ra Luận Ngữ - Nhật kí của nhà quản lý và Chu Dịch - Nhật kí của nhà quản lý. Với hình thức nhật kí đơn giản, dễ hiểu, hai cuốn sách này đã thuật lại những kiến thức quản lý trong Luận Ngữ và Kinh Dịch, đồng thời kết hợp với thực tế vận hành của doanh nghiệp để đưa ra kim chỉ nam thiết thực cho từng hành động. Tôi không thể nào dự đoán được sức mạnh to lớn mà hai cuốn sách này có thể tạo ra nhưng có một điểm có thể khẳng định là, hai cuốn sách này đã mang đến một góc nhìn mới cho lĩnh vực nghiên cứu quản lý học thuật truyền thống của Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là, chúng thực sự là một cuộc thử nghiệm đầy mạnh dạn, dễ học, dễ vận dụng về tri thức quản lý học thuật truyền thống.

Không dừng lại ở đấy, Thiệu Vũ giữ thái độ kính trọng, thậm chí là bảo thủ, tiếp tục đọc và giải đáp Luận Ngữ và Kinh Dịch, và xuất bản thêm Luận Ngữ ứng dụng trong kinh doanh và Kinh Dịch ứng dụng trong kinh doanh. Lật mở từng trang của hai cuốn sách này, các bạn nhất định sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn chưa hề nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó bạn không hề thấy bất kì hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong quyển sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc, và tất nhiên, Thiệu Vũ sẽ bảo với bạn rằng: “Tất cả đều được giải đáp trong Luận Ngữ và Kinh Dịch”.

Thiệu Vũ có tám từ để tự đánh giá về hai tác phẩm mới này của mình là: “Sâu sắc, dễ hiểu, dễ học, dễ dùng”. Tôi chỉ tiện tay viết ra mấy dòng này, để làm đề mục mà thôi.

Cách đây không lâu, Thiệu Vũ lại tiếp tục nghiên cứu Luận Ngữ và Kinh Dịch. Lần này Thiệu Vũ lại có được cảm nhận gì khác biệt nữa đây, tôi rất mong chờ…

Hoa Mẫn Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn giáo dục Quần Phong, Giang Tô

Mời các bạn đón đọc Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh của tác giả Thiệu Vũ.