Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Nhật ký Chim Én - Amélie Nothomb

Một gã chạy việc lặt vặt đổi danh tính để trở thành một tay giết thuê có hạng. Cho tới một ngày, gã tình cờ đọc được nhật ký của một cô bé mười sáu tuổi, nạn nhân của gã. Cuốn nhật ký khiến gã bừng tỉnh. Cuộc đời gã rẽ sang một trang mới, tình yêu trong gã nảy nở, tâm hồn gã trở nên ngây thơ hơn, trong sạch hơn… nhưng mọi chuyện liệu có quá muộn ?

Một lần nữa, cuộc chiến giữa Thiện và Ác, giữa Tình yêu và Hận thù trở thành chủ đề chính trong sáng tạo của Amelie Nothomb. Vẫn với lối tượng trưng hóa và liên tưởng tài tình, cùng một loạt các đoạn hội thoại sắc sảo, lạ lùng, không bao giờ nhàm chán, Nhật ký Chim Én từng giúp tác giả của nó trở thành một trong những nhà văn trẻ nhất có tên trong danh sách đề cử giải Goncourt năm 2006

***

Amélie Nothomb sinh ngày 13/8/1983 là người Bỉ, nhưng Amélie Nothomb lại chào đời và trải qua một phần tuổi thơ tại Nhật Bản. Từ sau cuốn tiểu thuyết đầu tay Hồi ức kẻ sát nhân xuất bản năm 1992 đến nay, mỗi năm cô cho ra mắt bạn đọc thế giới một tác phẩm mới. Trong đó phải kể đến Phá ngầm tình tứ (1993) với các Giải thưởng Vocation và Chardonne;

Sững sờ và run rẩy (1999) với Giải thưởng Lớn của Viện Hàn lâm Văn học Pháp; Không Adam cũng chẳng Eva (2007) với Giải thưởng Flore.

CÙNG MỘT TÁC GIẢ:

- Phá ngầm tình tứ, 1993.
- Những chất dễ cháy, 1994.
- Những bài châm biếm, 1995.
- Xiêm y, 1996.
- Mưu sát, 1997.
- Thủy ngân, 1998.
- Sững sờ và run rẩy, 1999. (Tác phẩm đoạt giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Pháp).
- Lý luận trừu tượng về điện thoại, 2000.
- Thuốc xức tóc của kẻ thù, 2001
- Từ điển Robert về danh từ riêng, 2002.
- Kẻ phản Chúa, 2003.
- Tiểu sử của cơn đói, 2004.
- Axit sunfuric, 2005. - Không Adam cũng chẳng Eva (2007)

***

Ta tỉnh dậy trong bóng tối mà không biết gì hơn. Ta đang ở đâu? Chuyện gì đã xảy ra thế này? Nhoáng một cái, ta đã quên hết tất cả. Ta không biết ta là đứa trẻ hay người lớn, là đàn ông hay đàn bà, là kẻ có tội hay người vô tội. Bóng đen dày đặc này là bóng đen của đêm tối hay bóng đen của tù ngục?

Ta chỉ biết điều này, càng cay đắng hơn vì đó là hành trang duy nhất ta có: ta vẫn đang sống. Chưa khi nào ta nếm trải trạng thái này: ta chỉ vẫn đang sống mà thôi. Cuộc sống là gì trong cái khoảnh khắc mà người ta có được đặc ân hiếm hoi là không nhận dạng nổi chính mình?

Trong khoảnh khắc này: ta sợ.

Tuy nhiên, không lúc nào ta được tự do hơn lúc ta chìm đắm trong trạng thái lãng quên ngắn ngủi khi tỉnh giấc. Ta là một đứa trẻ biết ngôn ngữ. Ta có thể đặt một từ nào đó cho sự khám phá còn chưa được gọi tên vào lúc ta sinh ra: ta bị đẩy vào nỗi khiếp sợ của người sống.

Trong giây phút kinh hoàng thoáng qua ấy, thậm chí ta không nhớ được rằng ngay cả khi tỉnh giấc, những hiện tượng như thế vẫn luôn có thể xảy đến. Ta đứng dậy, ta tìm cửa ra vào, ta lạc lối như ở trong một khách sạn vậy.

Và rồi những kỷ niệm, trong thoáng chốc, đưa thân xác ta trở về với thực tại và trả lại linh hồn cho nó. Ta thấy yên tâm nhưng thất vọng: vậy ra ta là thế, vậy ra ta chỉ là thế mà thôi.

Ngay sau đó vị trí của nhà ngục giam thân xác ta lại hiển hiện. Căn phòng của ta thông với phòng rửa ráy nơi ta vẫn thường dìm mình trong nước lạnh. Ta mong muốn cọ rửa gì trên mặt mình với sự cuồng nhiệt và thứ nước lạnh giá này nhỉ?

Sau đó chu trình khép kín được khởi động. Người nào có công việc riêng của người nấy, cà phê-thuốc lá, trà-bánh mì nướng hay dắt chó-đi dạo, người ta đã thu xếp công việc sao cho ít sợ hãi nhất có thể.

Mời các bạn đón đọc Nhật ký Chim Én của tác giả Amélie Nothomb.