"Đặng Thái Sơn đã làm thay đổi cả một nền âm nhạc!
Anh đã làm điều đó như thế nào?"
Đặng Thái Sơn vẫn thường nói sẽ biểu diễn những dạng mục đa dạng, từ các bản nhạc của Chopin cho đến các tác phẩm âm nhạc Nga, Pháp…. Danh mục này càng mở rộng, anh càng chứng minh được sự trưởng thành của một nghệ sĩ dương cầm tài năng. Sau nhiều năm, thường xuyên viết bài về những nghệ sĩ dương cầm, nghe và xem họ biểu diễn, tác giả rút ra một kết luận: "Nghệ sĩ dương cầm thể hệ truyền cảm nhất khi đến tuổi 40".
Không biết có phải vì cây đàn piano quá lớn, không như violon, mà các nghệ sĩ nhí, được gọi là "thần đồng", thường xuất hiện trên sân khấu với loại nhạc cụ có dây, còn chơi piano, nếu không qua một độ tuổi nhất định thì khó mà biểu diễn thành công, chỉ dừng ở chơi cho vui, cho biết. Có lẽ cần nhiều thời gian để một người có thể hiểu cơ cấu và cảm nhận về loại nhạc cụ phức tạp này.
Thông thường, các nghệ sĩ piano muốn thành công trên con đường sự nghiệp biểu diễn quốc tế, có mặt trong các buổi hoà nhạc lớn ở các nhà hát lừng danh, không còn cách nào khác hơn là tham gia các cuộc thi piano quốc tế từ độ tuổi 15 đến 30. Cũng có trường hợp được các ông bầu nổi tiếng hay những công ty sản xuất âm nhạc phát hiện, nhưng đây là những trường hợp rất hiếm. Tuy nhiên, với nhiều người được vinh danh tại các cuộc thi âm nhạc, ngay sau khi nhận giải thưởng, dù họ có tổ chức nhiều hoạt động rình rang, đình đám như thế nào thì vài năm sau đó, tên tuổi của họ cũng dần trở nên im ắng. Cuộc đời của những nghệ sĩ piano luôn nghiệt ngã như thế đấy! Bất chấp tất cả, họ vẫn tồn tại, vẫn luyện tập từng giờ từng ngày, chấp nhận đánh đổi cuộc đời mình cho nghiệp dương cầm. Chính vì vậy, khi biểu diễn, những thăng trầm của cuộc đời nghệ sĩ dương cầm được thể hiện rất rõ nét qua tiếng đàn. Từng nốt nhạc vang lên phản ánh chân thực lối sống của người nghệ sĩ. Âm nhạc luôn luôn gắn bó với họ. Ngay cả khi đi ngủ, những bản nhạc mà họ đang luyện tập vẫn cứ réo rắt vang lên trong đầu.
Chúng ta, những khán giả thưởng thức âm nhạc, sẽ cảm nhận và hiểu hơn về lẽ sống của người nghệ sĩ piano từ những buổi biểu diễn của họ, đó chính là cái mà chúng ta gọi là sự "đồng điệu".
Đời người thay đổi, âm nhạc cũng đổi thay. Kinh nghiệm sống đem lại sự cảm nhận tác phẩm sâu sắc và sự truyền cảm khi biểu diễn. Từ một cuộc sống đầy trắc trở, điều mà Đặng Thái Sơn học được, đó là gì? Tác giả bắt đầu cuộc hành trình giải mã những điều bí ẩn xung quanh con người Đặng Thái Sơn.
***
Đặng Thái Sơn nhận được bức thư chúc mừng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Với giải nhất trong cuộc thi Chopin, Đặng Thái Sơn đã mang vinh dự về cho đất nước Việt Nam. Tài năng của anh đã được cả thế giới công nhận. Sự thành công của Đặng Thái Sơn đã khiến Chính phủ đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế, cho các tài năng âm nhạc trẻ ở Việt Nam sang Liên Xô du học, đồng thời cũng mở ra những con đường mới thông thoáng cho giới nghệ sĩ và tầng lớp trí thức.
Sơn cảm thấy hạnh phúc vì vai trò của mình hơn là giải thưởng, anh đã trở thành tấm gương cho thế hệ sau noi theo. Cũng nhờ anh mà sự nghi kị giữa chính phủ và cha anh không còn nữa. Cha anh đã được chính phủ tạo điều kiện tốt nhất để điều trị bệnh.
Khi về đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, Sơn có cảm giác bất an cho đến khi gặp mọi người ở đại sảnh. Đó là thầy giáo và các học sinh trong nhạc viện Hà Nội, mọi người đều ra đón Sơn. Đối với Sơn những người trong nhạc viện cũng đồng thời là gia đình. Mọi người gọi thật to, đầy những gương mặt tươi cười.
“Đặng Thái Sơn, chúc mừng chiến thắng.”
“Cậu đã làm được. Tuyệt thật.”
“Sơn, Sơn Chopin.”
Mọi người vừa chúc mừng vừa vỗ tay. Sơn đã ở lại Nhạc viện Hà Nội mừng chiến thắng trong một tuần lễ.
Tại sân bay chật ních những người đón Sơn.
Anh cảm động nói: “Tôi không nghĩ là có nhiều người đón chào như thế. Gương mặt mọi người thật sự trông rất hạnh phúc. Tôi xúc động quá!”
Sơn cầm hành lý đứng thẳng lên. Cũng có nhiều người trong chính phủ ra đón.
Một người đại diện chính phủ nói: “Đặng Thái Sơn. Anh đã trở về. Chúng tôi có thể làm gì cho anh không?”
“Tôi chỉ muốn gặp lại cha mình”.
Khi đến bệnh viện, Sơn được biết nhờ sự giúp đỡ của chính phủ mà căn bệnh ung thư phổi của cha anh đã qua cơn nguy kịch. Ông Hưng đã khỏe và có thể sống thêm 10 năm nữa. Điều mà ông mừng nhất là có thể sáng tác một cách tự do hơn.
Gặp lại con trai ông xúc động nói: “Sơn. Cám ơn con. Cha muốn trở thành nghệ sĩ hay nhà văn. Mọi người đều có thể phát huy tài năng của chính mình. Thời đại đã thay đổi, cánh cửa mới đã mở ra. Chiến thắng của con chính là mục tiêu các nghệ sĩ Việt Nam phải tiến đến. Sao mà vui đến thế. Cha không nghĩ cha con ta có được niềm vui này.”
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tự mình chuẩn bị món quà lớn cho Sơn. Đó chính là danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”. Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên một nghệ sĩ mới qua tuổi 20 nhận được danh hiệu cao quý này.
Vì điều kiện liên lạc khó khăn nên mẹ Sơn đang công tác tại Sài Gòn không nhận được tin tức về con trai.
Một ngày nọ, một người quen đến nói với bà: “Chị Liên, tôi nghe trên radio nói con trai của chị đạt giải nhất trong cuộc thi đó.”
“Nói gì thế? Thật không đó? Đừng có trêu tôi!”
“Thật mà. Nhà tôi nghe đài phát thanh Úc mà. Không nhầm đâu. Chính xác là Đặng Thái Sơn, giải nhất mà.”
Quá vui mừng bà chạy đến những người xung quanh thông báo tin mừng.
“Thầy ơi, con trai của em chiến thắng rồi. Đưa tin trên đài Pháp và Mĩ.”
Vào lúc đó, có nhiều nhà nghe chương trình phát thanh tiếng Việt của đài nước ngoài. Bà Liên đã nhận được tin mừng, nhưng không có điện thoại hay cách nào để xác nhận lại. Đài Việt Nam ba ngày sau chung kết cuộc thi mới đưa tin. Ngay lập tức Thủ tướng đánh điện báo đến Vácxava.
Phương châm của Sơn chính là “chậm mà chắc”. Sơn thích câu nói này từ rất lâu vì anh cảm thấy mình là người không nhanh trí.
“Từ nhỏ tôi cũng học giống như người khác nhưng mãi về sau mới thấm được. Nhưng nếu bắt đầu sớm thì có thể kết thúc cũng sớm. Trong trường hợp của tôi là thật sự rất muộn. Nên tôi nghĩ con đường tôi đi sẽ còn dài về sau nữa.”
Những kinh nghiệm mới mẻ mà Sơn có được khi sống ở Việt Nam, Liên Xô, Nhật Bản, Canada đã mài giũa âm nhạc, tạo nên con người mới trong anh. Con người ấy thể hiện rất rõ khi anh biểu diễn. Khi mới chuyển đến Canada, trong những lần biểu diễn đầu tiên, anh đã nhận được khá nhiều bình phẩm đại loại:
“Tại sao anh ta lại chơi nhanh như vậy?”
“Âm nhạc của anh ta rốt cuộc muốn nói lên cái gì?”
“Tại sao lại thể hiện như thế?”
Đôi khi, những lời bình phẩm trở nên rất gay gắt, nhưng Sơn chỉ lặng lẽ đón nhận. Những lời bình phẩm khi anh diễn ở Mỹ còn khắt khe hơn nhiều.
Sơn nói: “Tôi đã được nuôi dưỡng từ trong chiến tranh nên không thể nào ngọt ngào được.”
Sơn cũng đã điều trị được căn bệnh của cổ tay nhiều năm dài. Sơn nhận ra dưới cổ tay trái có hạch, lúc đó là thời kì quan trọng, Sơn phải thi trong kì thi năm thứ hai ở Moscow. Với thân hình nhỏ bé, Sơn không thể luyện tập những bản nhạc lớn, rồi lại tới căn bệnh đó. Năm 1982, vì quá đau Sơn đã đành phải hủy bỏ biểu diễn trong một năm.
Tiến hành thử nghiệm điều trị đủ loại nhưng không có tiến triển gì. Cũng trong thời gian này, Đặng Thái Sơn bị đau bao tử. Khi chuyển đến Canada, anh bắt đầu chuyển sang phương pháp điều trị bằng yoga, cuối cùng cũng khỏi. Từ lúc phát sinh đến vượt qua được mất hết 12 năm.
Sơn nói: “Khi cơ thể yếu tôi mới hiểu được nỗi khổ của Chopin.”
Sơn nhớ rất rõ về Hội chữ thập đỏ Vácxava, nơi cất giữ trái tim của Chopin. Cứ mỗi lần đến đó Sơn thường đứng hàng giờ trò chuyện với trái tim của Chopin. Khi ở không gian yên tĩnh ấy, tâm hồn Sơn được bình thản và quý trọng từng giây phút vừa đi qua.
Dàn nhạc Giao hưởng Vácxava là chốn thân thương với Sơn.
Sơn tâm sự: “Mỗi lần đến đây cứ như là quay lại với mình của ngày xưa. Giống như là quê hương vậy.”
Tháng 3 năm 1992, Sơn biểu diễn hai bản concerto của Chopin cùng với dàn nhạc do Jerzy Maksymiuk làm nhạc trưởng-dàn nhạc và nhạc trưởng người Ba Lan. Khi đó trái tim Sơn tràn ngập xúc động không thể tả nổi.
“Thế là đã 12 năm. Tất cả giống như một giấc mơ vậy. Tôi yêu nhạc Chopin. Và 12 năm nỗ lực đến gần tâm hồn của Chopin.”
Khi Sơn bắt đầu hoạt động biểu diễn, anh vẫn chưa được phép biểu diễn ở Mỹ. Mỹ không cấp visa cho người Việt Nam. Nhưng vào năm 1989, Sơn đã có thể biểu diễn ở New York. Lúc đó chỉ có visa viếng thăm nên thời hạn không lâu. Tuy nhiên có thể trình diễn ở Mỹ là một bước vượt bậc đối với Sơn.
“Mỹ có lẽ là một đất nước tự do nhưng thực tế thì khá thực dụng. Ảnh hưởng của chính trị cũng mạnh. Sau chiến tranh ở Việt Nam cho đến bây giờ, hiện thực vẫn là vết thương sâu đối với người Mỹ. Bây giờ nếu người Mỹ có đi du lịch ở Việt Nam thì cũng được người Việt Nam hết sức chào đón, nhưng ngược lại thì không thể. Quả thật là rất khó khăn.”
Sau này, Sơn còn nhận được nhiều lời mời sang Mỹ biểu diễn.
Năm 1994, Sơn biểu diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khán giả đều là người miền Nam nên Sơn lo lắng không biết có thể giao lưu với họ được không? Nhưng rồi âm nhạc đã kết nối Sơn với mọi người. Và anh còn có nhiều dịp trò chuyện với những người trước đó anh còn e ngại. Bây giờ Sơn đang định tiến tới bước tiếp theo.
“Ước mơ của tôi là xây dựng trường học về âm nhạc. Tôi muốn tìm ra các em có tài năng và, nếu có thể, sẽ đào tạo các em thành nghệ sĩ âm nhạc thực thụ. Những ý niệm để cảm tạ quê hương đã ấp ủ nhiều năm qua.
Khi sắp bước tới tuổi 40, Sơn nói:
“Tôi là người đàn ông trưởng thành. Là một con người tự lập. Tôi bằng lòng với tuổi tác của mình. Tuổi trẻ thì đương nhiên tốt hơn rồi nhưng tôi phải chịu trách nhiệm tất cả những hành động, suy nghĩ của mình. Cách thể hiện chắc chắn phải ứng với tuổi tác. Bây giờ, tôi đàn theo ý mình, cách đàn này là do chính tôi muốn nghe, thích nghe như vậy. Mình chính là nghệ sĩ của chính mình.”
Bây giờ Sơn đang dạy tại Trường âm nhạc Tokyo. Sơn còn được trường đại học Montréal mời về dạy và tổ chức biểu diễn ở những nơi khác nhau trên thế giới.
Người mà Sơn yêu nhất là mẹ Liên. Khi mọi người hỏi vui: “Dạo này chị Liên không đàn nhạc của Chopin nữa nhỉ.”
Thì bà trả lời: “Con trai của tôi rất giỏi nên tôi không bì được.”
Mời các bạn đón đọc Đặng Thái Sơn Người Được Chopin Chọn của tác giả Ikuma Yoshiko.