Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Nhân Hình Quán - Yukito Ayatsuji

Nhân Hình Quán là tác phẩm có màu sắc khác biệt nhất, cũng ngột ngạt nhất trong cả series Quán!

Sau khi cha mất, Soichi trở về nhà tổ, tiếp quản tài sản thừa kế đồ sộ, đồng thời tiếp quản cả những hình nhân cha để lại trong ngôi nhà này. Tất cả đều mất một phần thân thể, hoặc mặt hoặc tứ chi. Điều đó không khỏi khiến những người thích trinh thám, liên hệ đến vụ án phanh thây trong Tokyo hoàng đạo án. Nhưng đặc biệt hơn, các hình nhân này đã đặt theo những vị trí cố định, xoay mặt theo những hướng cố định. Dù khó chịu về sự có mặt của chúng, Soichi cũng không dám di dời hoặc thay đổi, bởi di ngôn của người cha quá cố chính là: Phải giữa nguyên các hình nhân.

Tuy không thể làm trái lời cha, nhưng không gì ngăn Soich khám phá bí mật ẩn sau các hình nhân đó.

Trong lúc Soichi miệt mài với trò chơi suy luận của mình thì các án mạng liên hoàn theo nhau xảy ra ngay bên ngoài, gần chỗ anh dạo chơi, chỗ anh uống cà phê, thậm chí sát cạnh nhà.

Cùng với sự hỗ trợ từ xa của người bạn giỏi suy luận là Shimada Kiyoshi, Soichi đã tìm ra mối liên hệ giữa Nhân Hình Quán với các “Quán” khác, cũng như phá giải được chân tướng của các án mạng gần và xa mình.

Một loạt sự thật của quá khứ lẫn hiện tại bắt đầu được phanh phui, bí mật về chính bản thân Soichi cũng theo đó hé lộ…

***

Thập Giác Quán (1987) là cuốn tiểu thuyết đầu tay thuộc thể loại trinh thám cổ điển của nhà văn Yukito Ayatsuji. Tác phẩm nằm trong series Quán:

Thập Giác Quán gồm 12 chương (không kể mở đầu và hồi kết), xoay quanh chuyến hành trình một tuần ghé thăm hoang đảo Tsunojima của bảy sinh viên thuộc Hội nghiên cứu tiểu thuyết trinh thám Đại học K. Mỗi nhân vật đều có cho mình một biệt hiệu riêng mượn từ tên các nhà văn trinh thám Âu-Mỹ mà họ ngưỡng mộ, theo thứ tự lần lượt là: Yamasaki Yoshifumi – Edgard Poe, Suzuki Tetsuro – John Dickson Carr, Matsuura Junya – Ellery Queen, Iwasaki Yoko – Agatha Christie, Oono Yumi – Emma Orczy, Higashi Hajime – Gaston Leroux và Morisu Kyoichi – S.S Van Dine.

***

Thư của Shimada Kiyoshi

Gửi cậu Hiryu Soichi,

… …

Cách đây mấy hôm, tôi nhận được thư của bác gái, cho biết cậu đã bình phục và ra viện. Thật mừng vì không còn gì đáng ngại nữa.

Tôi rất muốn đến tận nơi để chúc mừng cậu khỏi bệnh, nhưng do vướng bận nhiều việc nên không đi được. Thay vào đó, tôi đành viết bức thư này, mong cậu lượng thứ cho.

Ai chẳng muốn tuổi xanh còn mãi, thế mà tính đến tháng Năm vừa rồi, tôi cũng đã 38 tuổi rồi. Quen biết cậu từ năm 22 tuổi, đến nay đã mười sáu năm trời! Đúng như người xưa thường nói, thời gian vụt trôi tựa bóng câu qua cửa sổ.

Cho đến giờ, tôi vẫn chưa kết hôn, lại chẳng có việc làm ổn định. Chắc là sớm muộn gì tôi cũng phải kế thừa gia nghiệp, trông nom ngôi chùa của gia đình, nhưng giờ cha tôi còn khỏe mạnh minh mẫn, chưa có ý định lui về nghỉ ngơi. Tôi mà phàn nàn thêm về công việc thì thể nào cũng bị trời phạt mất.

Không làm gì thì lại nay đây mai đó, dính vào những sự vụ không cần thiết, cuối cùng bị người ta xì xào này nọ. Chủ yếu là tại tôi bản tính tò mò, đến giờ vẫn chưa sửa được. Mà thôi, dẫu sao tôi tin rằng, khi nhiều tuổi hơn, chắc sẽ dần dần kiềm chế được phần nào.

Tháng Tư năm nay, tôi lại tình cờ vướng vào một vụ hết sức bất ngờ. Đó là án mạng xảy ra trong một tòa nhà có tên Mê Lộ Quán, nằm ở rìa thôn T, trên bán đảo Tango. Vụ việc này được giới truyền thông đưa tin rầm rộ, có lẽ cậu cũng biết rồi.

Điều bất hạnh là hai ba năm nay, mấy nơi tôi viếng thăm đều xảy ra những ca tương tự.

Cứ như thể tôi được Thần Chết chiếu cố… À, không phải. Tôi cho rằng không phải Thần Chết chiếu cố tôi, mà chiếu cố đến mấy tòa ‘Quán’, tất cả đều là tác phẩm của cùng một vị kiến trúc sư.

Chắc cậu còn nhớ câu chuyện tôi kể vào mùa thu năm ngoái, khi đến bệnh viện thăm cậu chứ?

Chính là câu chuyện về ông kiến trúc sư lập dị Nakamura Seiji, về những tòa nhà kỳ quái mà ông ta xây dựng ở rất nhiều nơi trên đất nước, cùng những vụ án gần liền với chúng.

Thời điểm thăm cậu là ngay sau vụ Thủy Xa Quán ở Okayama nên tâm trạng tôi có phần phấn khích, chẳng để ý mình đang ngồi trong viện nữa, cứ huyên thuyên suốt. Cũng bởi cậu đang dưỡng bệnh, bị cấm đọc sách nên không khỏi buồn tẻ, cậu lại quen Fujinuma Issei và Fujinuma Kiichi con trai ông ấy, nên tự nhiên tôi mới nói nhiều như vậy.

Bấy giờ, xem chừng cậu cũng khá hứng thú với ông Nakamura Seịji và những ‘tác phẩm’ đó. Cùng là người làm nghệ thuật, quả nhiên rất dễ đồng cảm, nhỉ?

Mà nhân tiện, cậu bắt đầu vẽ tranh lại rồi phải không?

Mong cậu hãy quên đi những điều không vui và tiếp tục sáng tác. Từ hồi còn đi học, tôi đã rất thích tranh cậu vẽ. Dù không am hiểu hội họa nhưng tôi vẫn nhận ra sự hấp dẫn đặc biệt của chúng. Chúng có sức hút kỳ lạ chẳng khác gì bức Muôn vàn ảo ảnh của Fujinuma Issei mà tôi từng được chiêm ngưỡng ở Thủy Xa Quán.

Thư trót viết lan man dài dòng, mong cậu thông cảm. Tôi định thu xếp để đến thăm cậu một ngày gần đây.

Nếu cậu cần gì, cứ cho tôi biết, đừng ngại. Tôi rất vui nếu giúp được cậu.

Xin tạm dừng bút ở đây.

Cho tôi gửi lời hỏi thăm bác gái nhé!

Trân trọng.

Thứ Ba, ngày 30 tháng Sáu năm 1987

Shimada Kiyoshi

Mời các bạn đón đọc Nhân Hình Quán của tác giả Yukito Ayatsuji.