Seshi Yokomizo (1902-1981). Nhà văn Nhật Bản. Sau khi học về ngành dược, ông chuyển sang viết bài cho những tạp chí hình sự.
Yokomizo, một Simenon thực sự của Nhật – bốn mươi tác phảm được phát hành với hàng chục triệu bản – là nhà văn viết truyện trinh thám được đọc nhiều nhất trong xứ sở của ông.
Truyện dưới đây đã được đạo diễn Ichikawa Kon dựng thành film.
Ông sinh ra ở Kobe. Seishi Ykomizo là nhà văn viết truyện trinh thám, hình sự xuất sắc của Nhật Bản, các tác phẩm trinh thám của ông được đọc giả Nhật đọc nhiều nhất. Năm 1921 tác phẩm đầu tay của ông “Tháng tư kinh hoàng” được đăng trên báo Thanh niên- tờ báo sau này ông làm tổng biên tập (1927-1932). Năm 1947 ông cho xuất bản tiểu thuyết trinh thám “Sự kiện Honjin giết người” được giải thưởng của hội các nhà văn viết truyện trinh thám. Sau đó ông liên tiếp cho xuất bản những truyện trinh thám, hình sự đặc sắc, với thám tử nổi tiếng Kintaichi, Kôsuke có mặt trong các vụ phá án. Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim truyền hình
Giải thưởng: Giải thưởng của hội các nhà văn viết truyện trinh thám (1947)
***
Các tác phẩm:
- Tháng tư kinh hoàng - Sự kiện Honjin giết người - Thôn tám mộ - Đảo tù - Ác quỷ thổi sáo đã đến - Ong chúa - Dòng họ Inugami - Cái rìu, cây đàn Koto và cánh hoa cúc
***
Kindaichi hắng giọng và quay sang Sukekiyo : - Sukekiyo, vụ án thứ nhất thế là đã rõ.Chúng ta bước sang vụ án thứ hai. Để tôi hỏi và ông trả lời. Đồng ý chứ ?
Sukekiyo thẫn thờ gật đầu.
- Ngày 25 tháng 11, ông có mặt ở Toyobata. Suketomo đã đem tiểu thư Tamayo đến đó. Việc tồi bại này khiến ông phẫn nộ nên ông đã đánh Suketomo và trói ông ta vào ghế. Sau đó, ông điện thoại cho Saruzo.
- Vâng! Và tôi nghĩ rằng khi Saruzo đến cứu Tamayo, anh ta cũng sẽ cởi trói cho Suketomo.
- …Nhưng, Saruzo chẳng làm điều đó mà chỉ đưa tiểu thư về, cho nên vào khoảng 7, 8h gì đó, có lẽ Suketomo đã tự cởi trói rồi trở về đây bằng chiếc thuyền của Saruzo…
- Cái gì?…Tối hôm đó Suketomo đã trở về đây ?
Giọng ông cảnh sát trưởng ngạc nhiên.
- Vâng, thưa ông cảnh sát trưởng. Vết dây trói hằn trên ngực Suketomo chứng tỏ rằng sợi dây khá lỏng. Nhưng khi chúng ta tìm ra ông ta thì ông ta lại bị trói chặt, sợi dây như muốn cứa vào thịt. Đây là bằng chứng cho thấy ông ta đã bị trói lần thứ hai.
Sukekiyo run lên:
- Lại cũng là một tình thế đáng nguyền rủa…Sau khi rời Toyobata, tôi quyết định đến định cư vĩnh viễn ở Tokyo. Nhưng phải có tiền đã. Thế là tôi lẻn về gặp Shizuma. Trong khi chúng tôi đang trò chuyện thì có ai đó nhảy rào vào nhà…Chúng tôi nhìn qua cửa sổ và nhận ra Suketomo. Hắn loạng choạng đi về phía toà nhà chính…Đột nhiên có hai cánh tay từ trong bóng tối vươn ra và quáng vật gì đó như một sợi dây vào cổ hắn…Hắn chỉ chống cự được một lát rồi ngã xuống. Thủ phạm bước ra khỏi bóng tối. Tôi…tôi – Sukekiyo lắp bắp.
Vâng, lại là một sự tình cờ khốn khổ ! Đây không phải là lần đầu tiên mà là lần thứ hai, Sukekiyo chứng kiến tác phẩm gớm ghiếc của mẹ mình…
Matsuko lên tiếng, giọng thản nhiên , không thèm đếm xỉa đến những ánh mắt đang chòng chọc nhìn bà :
- Tôi đang học đàn với bà Kokin…Tôi muốn làm một việc gì đó nên đã vào phòng Sukekiyo và qua cửa sổ phòng, tôi thấy Suketomo đang chèo thuyền về. Suốt từ tối, Umeko đã làm náo động cả nhà vì không tìm thấy nó…Tôi kín đáo bước ra khỏi nhà và chờ đợi nó trong bóng tối và với chiếc dây thắt lưng kimono của tôi…
Matsuko chợt cười. Nụ cười thật đáng sợ.
- Chính vào lúc đó bà đã bị thương ở ngón tay trỏ vì chiếc cúc áo của Suketomo? Chiếc cúc đã bị đứt…
- Có lẽ…Tôi cũng không để ý nữa, chỉ khi trở về phòng, tôi mới biết tay mình bị chảy máu. Tôi nén đau và tiếp tục chơi đàn. Nhưng bà giáo Kokin đã nhận ra…
…
Mời các bạn đón đọc Cái Rìu, Cây Đàn Koto Và Cánh Hoa Cúc của tác giả Seshi Yokomizo.