Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Cái Kén Đỏ - Kobo Abe

Cái kén đỏ gồm có 4 truyện ngắn. Abe Kobo cho in 3 truyện đầu (truyện thứ 4 được viết thêm về sau) trong tạp chí Con người (Ningen) số tháng 12 năm 1950. Tác phẩm đã nhận được Giải thưởng Văn học Hậu chiến (Sengo Bungaku Sho) của Nhật Bản.

***

Kobo Abe sinh ngày 7.3.1924 tại Tokyo. Tên thực của ông là Kimifusa (“Kobo” là cách phát âm theo Hán tự của từ “Kimifusa”). Cha ông là bác sỹ tại một bệnh viện nằm trong trường Cao đẳng Y khoa Hoàng gia ở Manchuria.

Khi còn trẻ, Abe rất hứng thú với môn toán học và sưu tập côn trùng. Cũng giống nhiều nhà văn Nhật Bản hiện đại nổi tiếng thế hệ trước như Mori Ogai, Natsume Soseki, Tanizaki Junichiro… ông tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các nhà tư tưởng bậc thầy của phương Tây, có lẽ do nhiều năm sống ở nước ngoài và đời sống văn hoá đương đại của nó đã thôi thúc ông, nghiên cứu các nhà triết học phương Tây như Heidegger, Jaspers và Nietzsche… Năm 1941 Abe trở về Nhật Bản, năm 1943 ông thi đỗ Đại học Tokyo rồi theo học y khoa tại đây. Luôn ốm yếu do mắc bệnh đường hô hấp nên Abe được miễn quân dịch. Trong chiến tranh, ông tới sống ở Manchuria. Sau khi khỏi bệnh Abe tiếp tục việc học hành và tốt nghiệp vào năm 1948, nhưng ông tự nhủ sẽ không bao giờ hành nghề y. Từ đấy Abe đã bước vào sự nghiệp văn học. Ông tham gia nhóm văn chương do Kiyoteru Hamada dẫn dắt. Khuynh hướng sáng tác là hợp nhất các kỹ thuật của Chủ nghĩa siêu thực với tư tưởng Marxist.

Abe Kôbô là một trong những nhà văn hậu chiến Nhật Bản thế hệ Shôwa 30 (từ năm 1955 trở đi) có khuynh hướng đi tìm một thủ pháp mới với mục đích bắt gặp con người toàn thể như một sinh vật có tính xã hội và chính trị. Nhà văn thế hệ nầy đều muốn tìm hiểu đâu là lối sống thích hợp của con người trong điều kiện của xã hội hiện tại.

Abe Kôbô trên giấy tờ được gọi là Kimifusa theo cách đọc âm Nhật của hai chữ Hán Kôbô. Song thân gốc miền bắc (đảo Hokkaidô) nhưng ông sinh ra ở Tôkyô ngày 7 tháng 3 năm 1924. Cha ông, một bác sĩ y khoa tùng sự tại Mãn Châu. Do đó, ông lớn lên ở Phụng Thiên (nay là Thẩm Dương thuộc Trung Quốc) nhưng đã trở về nước để học thuốc và tốt nghiệp y khoa Đại học Đế Quốc Đông Kinh năm 1948. Sau khi Nhật bại trận và cha chết, ông sống cuộc đời nghèo túng nhưng vẫn cố gắng bỏ tiền túi in thơ (1947) và tiểu thuyết (1948). Không hành nghề y như cha, ông theo nghiệp văn như mẹ, một nhà giáo có đầu óc khuynh tả. Đầu tiên, ông sử dụng một bút pháp trừu tượng, xa rời hiện thực, nhưng sau chuyển qua văn phong tiền vệ với khuynh hướng đi tìm những ý tưởng và phương pháp biểu hiện mới mà trung tâm là những câu chuyện ngụ ngôn có tính khoa học giả tưởng.

Với số lượng tác phẩm to lớn và những đóng góp đặc sắc của ông cho văn học Nhật Bản, Kobo Abe được đánh giá là một trong những tác gia quan trọng nhất của nền văn chương nước này ở thế kỷ XX.

Những tác phẩm chính:

***

Trời sắp tối. Tuy đây là lúc người ta nhanh chân về tổ ngủ, nhưng lại không có nhà để cho tôi đi về. Tôi tiếp tục chầm chậm bước đi trong những kẽ hở hẹp giữa nhà này với nhà kia. Giữa thành phố, nhà cửa san sát như thế này nhưng tại sao không có một ngôi nhà nào là nhà của tôi?.. Tôi cứ lặp đi lặp lại cái nghi vấn này cả vạn lần.

Đứng dựa cột điện đái, thấy ở đó lâu lâu lại có đầu đứt của sợi dây thừng rớt xuống, tôi muốn quấn nó vào cổ tôi cho rồi. Dây thừng liếc nhìn chòng chọc vào cổ tôi, thôi anh bạn ơi, đi nghỉ đi. Tôi cũng muốn nghỉ, hoàn toàn muốn nghỉ. Nhưng không thể nào nghỉ được. Tôi không phải là anh bạn của dây thừng, đã vậy tôi lại không thể biết được lý do thỏa đáng của việc tại sao không có cái nhà nào là nhà của tôi.

Tối mỗi ngày mỗi đến. Tối đến thì phải nghỉ chớ. Để nghỉ, cần phải có nhà. Thế thì không có một lý do nào không có cái nhà nào là nhà của tôi.

Bất chợt tôi thoáng nghĩ: Có lẽ tôi đã nhầm lẫn một điều gì đó thật quan trọng. Không phải là không có nhà mà chỉ vì quên mất đi rồi. Ừ. Có thể có chuyện đó chứ. Tỉ dụ như là… Bỗng tôi dừng chân trước một căn nhà vừa mới đi qua, đây là ngôi nhà của tôi cũng chẳng biết chừng. Dĩ nhiên so với những ngôi nhà khác thì không có một đặc điểm nào cho thấy có thể như vậy, nhưng điều đó cũng có thể đúng cho bất cứ ngôi nhà nào, vả lại đó cũng không phải là bằng chứng để phủ định ngôi nhà đó là của tôi. Lấy hết can đảm, ờ, gõ cửa đi.

May mắn quá, nụ cười có vẻ tử tế của một người đàn bà ló ra từ cánh cửa sổ nửa mở nửa khép. Làn gió hi vọng thổi sát trái tim, cho nên tim tôi dãn rộng bằng phẳng ra thành lá cờ bay phất phới. Tôi cũng cười rồi nhẹ chào như một người lịch thiệp.

- Xin lỗi cho tôi hỏi thăm. Có phải đây là nhà của tôi không?

Gương mặt của người đàn bà bỗng đanh lại.

- Hả. Ông là ai vậy?

Tôi định cắt nghĩa nhưng bỗng nhiên nghẹn lời. Không biết phải cắt nghĩa như thế nào đây. Tôi là ai chuyện đó không thành vấn đề ở đây, nhưng làm sao cho bà ta hiểu được. Tôi hơi gắt.

Mời các bạn đón đọc Cái Kén Đỏ của tác giả Kobo Abe.